Điều khoản không công bằng trong hợp đồng và biện pháp xử lý theo pháp luật Hàn Quốc

Chủ đề   RSS   
  • #433834 17/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Điều khoản không công bằng trong hợp đồng và biện pháp xử lý theo pháp luật Hàn Quốc

    Thế nào là điều khoản hợp đồng không công bằng

    Những điều khoản hợp đồng trong Hợp đồng mẫu không công bằng, không trung thực sẽ không có giá trị pháp lý, không có hiệu lực.

    Một điều khoản sẽ được xem là không công bằng nếu vi phạm bất kỳ yếu tố nào liệt kê dưới đây:

    -          Bất lợi một cách vô lý cho khách hàng;

    -          Gây khó khăn cho khách hàng trong việc xem trước Hợp đồng để hiểu đúng, hiểu rõ về các đặc điểm, đặc tính của giao kết;

    -          Hạn chế các quyền cơ bản của khách hàng đến mức độ mục tiêu tiêu của hợp đồng không đạt được;

    -          Hoặc điều khoản hợp đồng quy định ngăn cản khách hàng nộp đơn khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án, ép buộc khách hàng thỏa thuận lựa chọn cơ quan xét xử vụ kiện hoặc buộc khách hàng có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng nếu không có lý do chính đáng.

     

    Yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục những điều khoản vi phạm trong Hợp đồng theo mẫu

    Một Doanh nghiệp sẽ không được phép sử dụng Hợp đồng theo mẫu để giao kết với khách hàng nếu Hợp đồng đó có các điều khoản không công bằng. Ủy ban Thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) là cơ quan đưa ra yêu cầu Doanh nghiệp khắc phục bằng cách xóa bỏ hoặc chỉnh sửa các điều khoản không công bằng trong Hợp đồng theo mẫu đang được xem xét.

    Cụ thể, KFTC sẽ yêu cầu một Doanh nghiệp phải sửa đổi hoặc xóa bỏ các điều khoản không công bằng trong Hợp đồng theo mẫu do Doanh nghiệp phát hành nếu vi phạm vào bất cứ quy định nào liệt kê dưới đây:

     (1) Khi Doanh nghiệp đó là Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường với các đặc điểm được quy định tại Quy chế độc quyền và Luật Thương mại công bằng;

    (2) Khi Doanh nghiệp lợi dụng ưu thế của mình để áp đặt các điều khoản Hợp đồng đối với người tiêu dùng;

    (3) Khi Hợp đồng liên quan tới việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công chúng và trong tình trạng khẩn cấp mà khách hàng không có cơ hội được xem xét và sửa đổi các điều khoản Hợp đồng;

    (4) Khi Doanh nghiệp lợi dụng ưu thế của mình áp đặt lên khách hàng hoặc khi sự lựa chọn của khách hàng đối với các Doanh nghiệp cạnh tranh bị hạn chế ở mức độ mà trên thực tế khách hàng buộc phải chấp nhận các điều khoản của Hợp đồng;

    (5) Khi bản chất và mục tiêu đã đề ra của Hợp đồng buộc khách hàng không thể hủy bỏ hay chấm dứt Hợp đồng hoặc những quy định hạn chế này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho khách hàng;

    (6) Khi một Doanh nghiệp không tuân thủ việc thực hiện những hành động khắc phục Hợp đồng theo khuyến cáo của KFTC  (như quy định ở mục (1)) mà gây ra hoặc chắc chắn gây ra những thiệt hại, tổn thương cho nhiều khách hàng (như quy định ở mục (3)) đưa ra đề nghị hoặc đơn trình bày các hoạt động khắc phục  (như quy định ở mục (1) hoặc (2)) thì KFTC, nếu cần thiết sẽ đề nghị các Doanh nghiệp khác có cùng  ngành nghề kinh doanh không được sử dụng những điều khoản Hợp đồng không công bằng này.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    13310 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527250   31/08/2019

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến những thông tin rất hữu ích. Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định nhằm bảo vệ bên tham gia giao dịch trong hợp đồng mẫu tại Khoản 6 Điều 404, cụ thể là trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia. Tuy nhiên, mình nghĩ pháp luật về hợp đồng của Việt Nam cũng nên xem xét có thêm những quy định liên quan đến điều khoản không công bằng trong hợp đồng như pháp luật Hàn Quốc vì giải thích hợp đồng chỉ là một trong rất nhiều những biện pháp bảo vệ bên tham gia ký kết hợp đông mẫu (nhưng không phải là bên đưa ra hợp đồng mẫu).

     
    Báo quản trị |