ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

Chủ đề   RSS   
  • #56859 17/07/2010

    ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

    Kính chào luật sư và quý anh chị thành viên.
    Mình có một thắc mắc muốn được các anh chị giúp đỡ: trường hợp đối với 1 lao động nữ đang mang thai ( tháng thứ 4 ) hiện đang công tác tại Gia Lai. Công ty trong quá trình tái cấu trúc cơ cấu đã rút gọn cơ cấu tổ chức của chi nhánh tại Gia Lai và quyết định điều động chị này về công tác tại chi nhánh tại Đăk Lăk ( chị này không muốn đi và công ty trả lời nếu không chấp nhận điều động thì sẽ giải quyết thôi việc ). Vậy trường hợp của chị này công ty giải quyết là đúng hay sai. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý anh chị.
    Trân trọng cảm ơn.
     
    4480 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #57054   20/07/2010

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Luật sư đã trả lời qua email theo yeu cau

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #597767   29/01/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (279)
    Số điểm: 2022
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

    Em xin cung cấp một số thông tin sau chị có thể tham khảo chị nhé:
    "Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
    3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
    4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."
    Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động  làm công việc khác so với hợp đồng; nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm. Khi người sử dụng lao động đưa ra đầy đủ căn cứ về lý do điều chuyển; thì buộc người lao động phải chấp hành quyết định điều chuyển làm công việc mới trong thời hạn không quá 60 ngày. Đây là bắt buộc thực hiện; không cần hỏi ý kiến chấp thuận từ người lao động. 
    Nếu người lao động không đồng ý; thì công ty phải sắp xếp để họ quay lại làm đúng công việc cũ như thỏa thuận trong hợp đồng. Người sử dụng lao động có hành vi bắt ép, đe dọa là trái với quy định của pháp luật. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước trong trường hợp này ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #597806   30/01/2023

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (852)
    Số điểm: 7302
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

    Trả lời:

    Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
     
    - Mang thai từ tháng thứ 07 (hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo);
     
    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 38 BLLĐ người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 
     
    +Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
     
    +Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo (HĐLĐ) không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo (HĐLĐ) xác định thời hạn và quá nửa thời hạn (HĐLĐ) đối với người làm theo (HĐLĐ)theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục
     
    +Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
     
    +Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
     
    +Do thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sát nhập…
     
    Trong suốt quá trình làm việc, không phải bất cứ công việc nào người lao động cũng chỉ làm việc ở duy nhất một nơi theo hợp đồng lao động; hoặc theo thỏa thuận khác ban đầu mà có thể điều động, luân chuyển đi nơi khác.
     
     Tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 quy định:  trường hợp người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận với nhau về được đổi nơi làm việc khác trong quá trình làm việc thì quyết định của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
     
    Trường hợp không được người lao động đồng ý; không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng; thì doanh nghiệp buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết. 
    ̣
    Nếu doanh nghiệp vẫn ép người lao động làm việc ở một địa điểm khác so với hợp đồng lao động; hoặc thỏa thuận ban đầu thì doanh nghiệp sẽ bị phạt theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 7.000.000 đồng.
     
    Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho mình, người lao động có thể khiếu nại quyết định điều chuyển, thay đổi địa điểm làm việc của mình tới người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc làm đơn khiếu nại gửi tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
     
    Trường hợp doanh nghiệp vẫn không thay đổi quyết định; thì người lao động có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết.
     
    Và như vậy, chỉ khi có sự đồng ý của người lao động; thì doanh nghiệp mới được thay đổi địa điểm làm việc đã thỏa thuận ban đầu.
     
     
     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/01/2023)
  • #597991   30/01/2023

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

    Câu trả lời của các bạn @ và @ có một số điểm cần góp ý như sau

    1. Thời điểm câu hỏi là năm 2010, cho nên phải áp dụng bộ luật lao động 1994 chứ không thể trích dẫn BLLĐ 2019 được

    2. Vấn đề trong câu hỏi không phải là "Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động", cũng không phải là "người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động". Tình huống đúng ở đây là do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ (điều 17 BLLĐ 1994) nên công ty chuyển vị trí chị này sang chi nhánh khác (khoản 1), nếu chị này không thể chuyển được thì bị mất việc theo nội dung khoản này.

     
    Báo quản trị |  
  • #597992   30/01/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (433)
    Số điểm: 3290
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    ĐIỀU ĐỘNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI

    Đối với trường hợp của bạn, mình có một số thông tin tham khảo như sau:

    Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 có quy định như sau:

    “Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

    đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

    g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.[...]”

    => Theo đó, pháp luật quy định các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Trong đó, không quy định về trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nhân viên không đồng ý điều động sang nơi làm việc khác. Nếu trường hợp NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng lao động được xem như chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bạn nhé

     
     
    Báo quản trị |