Điểm mới về quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

Chủ đề   RSS   
  • #560004 06/10/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Điểm mới về quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Lao động nữ - Ảnh minh họa

    Lao động nữ - Ảnh minh họa

    Lực lượng lao động nữ ngày càng đông đảo khi mà sự bình đẳng giữa hai giới ngày càng tiến tới mốc cân bằng. Chính vì vậy mà việc quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lực lượng lao động này là cần thiết. Dưới đây là những quy định mới theo BLLĐ 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) về lao động nữ.

    (1) Lao động nữ được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động

    Theo Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 về Bảo vệ thai sản có quy định mới bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đang mang thai, tạo điều kiện tối uw hỗ trợ cuộc sống của lao động nữ

    Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

    (2) Nghỉ thai sản

    Theo Khoản 5 Điều 139 về Việc nghỉ thai sản của Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

    Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Trước đó Bộ luật Lao động 2012 không có quy định này

    (3) Quy định về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con

    Theo điều Điều 142 Bộ luật Lao động 2019 về  Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con có quy định:

    - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con

    - Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trước đó Bộ luật Lao động 2012 chỉ quy định về công việc không sử dụng lao động nữ.

     (4) Chống quấy rối tình dục nơi làm việc

    Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đã bổ sung thêm hành vi “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.

    Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 thì:

    Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

    Bằng quy định này, công việc cũng như quyền lợi của người lao động nhất là lao động nữ sẽ được đảm bảo hơn khi bất cứ ai có hành vi quấy rối tình dục với người lao động đều bị sa thải.

    === >> Đây có thể xem là điểm tiến bộ nổi bật của Bộ luật Lao động 2019 nhằm tạo cho người lao động đặ biệt là lao động nữ có môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh.

     
    4884 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận