Điểm mới về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015

Chủ đề   RSS   
  • #433298 11/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Điểm mới về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015

    Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã xây dựng một điều luật riêng (Điều 9) quy định cụ thể về tất cả những quyền mà người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng, trong đó có những quyền mà trước đây chưa được quy định, cụ thể như sau:

    Một là, người bị tạm giữ, tạm giam được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình; được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam (các điểm a, e, g khoản 1 Điều 9). Được hưởng các chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh (được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 30).

    Hai là, người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân (điểm b khoản 1 Điều 9). 

    Ba là, theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gặp thân nhân nếu được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý. Quy định này dẫn đến nhiều trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân trong quá trình họ bị tạm giữ, tạm giam. Điều 22 đã thay thế quy định này bằng quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ và một lần trong mỗi lần gia hạn. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; việc thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Việc gặp người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    Quyền bầu cử của người bị tạm giữ, tạm giam

    Bốn là, Luật đã dành hẳn một chương riêng (Chương V) để quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 

    Năm là, việc kỷ luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam có quy định cụ thể hơn so với hiện hành. Trong khi quy định cũ quy định người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm một chân thì luật mới quy định có cân nhắc hơn. Đó là chỉ cùm một chân khi người bị cách ly ở buồng kỷ luật có hành vi chống phá, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân… Ngoài người dưới 18 tuổi và phụ nữ thì Luật quy định không áp dụng cùm chân thêm đối với người khuyết tật nặng và người đủ 70 tuổi trở lên (khoản 3 Điều 23).

    Sáu là, quyền lợi của người đồng tính, người chuyển giới được quan tâm hơn. Cụ thể, trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới thì họ có thể được bố trí buồng giam riêng nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe, tinh thần và phục vụ tốt cho công tác điều tra (khoản 4 Điều 18). 

    Bảy là, quyền khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định có trình tự và chặt chẽ hơn. Luật mới quy định đến 18 điều (Điều 44 đến Điều 61) liên quan tới khiếu nại, tố cáo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người đang bị tạm giữ, tạm giam. Ngoài ra, so với quy định cũ thì luật mới quy định rất cụ thể về phạm vi, thời hiệu khiếu nại, tố cáo, cũng như thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    6316 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498110   30/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Thế nào là tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật?

    Có thể hiểu đơn giản rằng Tạm giam là biện pháp ngăn chặn với bị can, bị cáo; Tạm giữ áp dụng với người phạm tội quả tang, vi phạm hành chính… Vậy trong trường hợp nào mà hành vi tạm giữ, tạm giam được coi là không có căn cứ và trái pháp luật?

    Theo quy định của Quy chế 501 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) thì Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng mọi phương thức kiểm sát theo quy định của pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp nêu trên, cụ thể:

    Khi kiểm sát tạm giữ, tạm giam nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam thuộc những trường hợp sau đây mà đang bị giam, giữ thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho họ:

    (a) Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền; người đã được Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; người mà Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ;

    (b) Người bị tạm giam nhưng không có lệnh, lệnh không có phê chuẩn của Viện kiểm sát (đối với những trường hợp luật quy định phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát); người đã được Viện kiểm sát quyết định không gia hạn tạm giam; người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đã có quyết định trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi phạm tội khác; người đã được Tòa án xét xử và quyết định trả tự do; tuyên không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt, hình phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã bị tạm giam;

                     

    Trình tự, thủ tục của việc trả tự do của Viện kiểm sát như sau:

    (a) Lập biên bản vi phạm về việc giam, giữ không có căn cứ và trái pháp luật;

    (b) Ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc Luật Thi hành án hình sự; đồng thời báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự) để quản lý, chỉ đạo thống nhất;

    (c) Kháng nghị, kiến nghị cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ, cơ quan khác có liên quan (nếu có vi phạm).

    Theo đó, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2018, VKSND Tối cao đề nghị VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện nhiều nội dung quan trọng. Cụ thể, yêu cầu Viện kiểm sát (VKS) các địa phương kiểm sát xét xử các trường hợp hết hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của VKS, không để xảy ra quá hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của VKS.

    Phối hợp chặt chẽ theo dõi các tr­ường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam và gia hạn tạm giữ, tạm giam. Theo dõi các tr­ường hợp thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, quyết định trả tự do trong trường hợp đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi phạm tội khác…; kịp thời phát hiện, trả tự do cho người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |