Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

Chủ đề   RSS   
  • #590129 27/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2136)
    Số điểm: 74816
    Cảm ơn: 62
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Nạn nhân của bạo lực gia đình là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thưởng và được xã hội quan tâm. Có thể nói Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân của bạo lực gia đình. Hiện nay, Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đang được nghiên cứu, xây dựng và lấy ý kiến góp ý.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. 

    Sau gần 15 năm thực hiện, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã tạo nên chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi trong công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lức gia đình và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.

    Thông qua đó, tạo được sự an tâm trong lòng người dân cũng như nâng cao quyền bình đẳng giới trong gia đình, giúp cho xã hội ngày tốt đẹp hơn.

    Tuy lợi ích là vậy, nhưng song song vẫn còn những mặt hạn chế mà trong quá trình áp dụng pháp luật hiện hành gặp phải.

    Thấu hiểu được điều đó, ngày 02/10/2021 Quốc hội cho lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi .

    Theo đó, Dự thảo Luật gồm 6 chương, 62 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 điều trong Luật hiện hành, xây dựng mới hoàn toàn 17 điều, bỏ 3 điều, so với Luật hiện hành tăng 16 điều.

    Dự thảo Luật này đang được Quốc hội xem và dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10 năm 2022.

    Những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Khái niệm “Bạo lực gia đình”

    So với Luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành thì Dự thảo Luật mới quy định  khái niệm “Bạo lực gia đình” là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình, được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo.

    Khác với Luật hiện hành, Dự thảo đã bổ sung hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về tình dục với thành viên khác trong gia đình cũng là một hành vi bạo lực gia đình.

    bao-luc-gia-dinh

    Các điểm mới của hành vi bạo lực gia đình

    1. Sửa đổi điểm c, Khoản 1 Điều 2 Luật hiện hành

    Theo đó, Dự thảo quy định hành vi “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về thể chất, tinh thần”.

    Nếu so với Luật hiện hành thì hành vi “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý” cần được chứng minh mang lại hậu quả nghiêm trọng, còn với Dự thảo chỉ cần xác định là có tổn hại về thể chất và tinh thần thì đã được xem là hành vi bạo lực gia đình.

    2. Ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp.

    Quy định này là hoàn toàn mới so với Luật hiện hành được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Dự thảo.

    Theo đó, các hoạt động hợp pháp theo luật định thì các thành viên trong gia đình được quyền tham gia mà không bị sự ngăn cản của gia đình

    Ngược lại, nếu ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp sẽ thuộc một trong các hành vi bạo lực gia đình.

    3. Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi
    chưa được sự đồng ý của người có liên quan.

    Quy định được đề cập tại Khoản 6 Điều 4 Dự thảo.

    Theo đó, không được phép phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó.

    Hành vi phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người có liên quan la hành vi bạo lực gia đình

    Chẳng hạn: đăng những hình ảnh của con cái lên mạng xã hội cần được sự đồng ý của người con.

    4. Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không
    mong muốn.

    So với Luật hiện hành chỉ có quy định về “ Cưỡng ép quan hệ tình dục” thì Dự thảo quy định bổ sung các hành vi cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn cũng là hành vi bạo lực gia đình. Quy định này được đề cập tại Khoản 8 Điều 4 Dự thảo.

    5. Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.

    Quy định được đề cập tại Khoản 9 Điều 4 Dự thảo.

    Cụ thể, các thành viên trong đình không được phép cưỡng ép các thành viên khác nghe, xem những hình ảnh khiêu dâm.

    Chẳng hạn: Chồng buộc vợ xem những hình ảnh 18+ khi người vợ không mong muốn.

    Những hành vi cưỡng ép đó được xem là hành vị bạo lực gia đình.

    6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
    trạng phụ thuộc về tài chính.

    Cụ thể, quy định về những hành vi kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên trong gia đình làm người đó lâm vào tình trạng phụ thuộc tài chính, không tự chủ được thu nhập, tài chính của bản thân thì được xem là hành vi bạo lực gia đình căn cứ tại Khoản 13 Điều 4 của Dự thảo.

    Trong quá trình sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, phương pháp lấy nạn nhân làm trọng tâm đã được áp dụng để đảm bảo quyền của nạn nhân bị bạo lực gia đình, đảm bảo nhu cầu và tiếng nói của họ được xem xét và lắng nghe một cách nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh tại Việt Nam, vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ chủ yếu còn tiềm ẩn.

    Phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trọng tâm là đặt các nhu cầu và ưu tiên của nạn nhân bị bạo lực được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống ứng phó và xây dựng chính sách. Đặc biệt, nạn nhân bị bạo lực phải được đảm bảo những điều sau đây:

    -Được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng;

    -Có toàn quyền tiếp cận với môi trường an toàn, hỗ trợ, không phán xét;

    -Có quyền tiếp cận thông tin thích hợp;

    -Được tạo điều kiện để đưa ra lựa chọn và quyết định sáng suốt;

    -Được hưởng quyền về sự riêng tư và bí mật.

    Như vậy, việc lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

     
    527 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590184   28/08/2022

    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi có hiệu lực sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định như thế nào là hành vi bạo lực gia đình; đối tượng điều chỉnh là gì. Qua đó, làm cơ sở để xử phạt các chủ thể có hành vi được xem là bạo lực gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #590329   29/08/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đã bổ sung thêm nhiều khái niệm mới về về hành vi bạo lực gia đình. Điều này kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi trong công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lức gia đình và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #590462   30/08/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn bài viết của bạn, vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn là nguyên nhân, động lực chủ yếu để nhà nước điều chỉnh ban hành các quy định, chính sách mới trong về phòng, chống bạo lực gia đình để giải quyết những tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, đặc biệt là bảo vệ đối tượng là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590475   30/08/2022

    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ! Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đã làm rõ, quy định thêm các hành vi bạo lực, đặc biệt là trên khía cạnh bạo lực tinh thần. Do đó, có thể mở rộng xử lý thêm các hành vi bạo lực về mặt tinh thần mà trước đây luật không đề cập đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #590696   31/08/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Cảm ơn thông tin hữu mà bạn đã chia sẻ. Theo mình thì dự thảo mới đang thực hiện với mục tiêu nhằm xác định rõ hành vi bạo lực gia đình dự trên những quy định rõ ràng, cụ thể có thể xác định được, hạn chế các quy định mang tính chất chung chung, khó xác định như quy định trước đây, ví dụ như việc thay thế “gây hậu quả nghiệm trọng”  thành “gây tổn hại về thể chất, tinh thần”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590717   31/08/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ của bạn về vấn đề này.  Từ những phân tích, so sánh trên có thể thấy dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã sửa đổi, bổ sung những trường hợp được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Hy vọng rằng sự thay đổi tích cực này sẽ đem lại hiệu quả trong việc xác định và xử lý những hành vi bạo lực gia đình đã và đang tồn tại trong gia đình, xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #590730   31/08/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 1393
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Dự thảo luật đã bổ sung thêm rất nhiều hành vi của bạo lực gia đình theo tình hình thực tiễn của xã hội hiện nay. Có thể thấy hành vi bạo lực gia đình khong chỉ thể hiện dưới dạng bạo lực thể xác mà còn có bạo lực tinh thần và tình dục. Tuy nhiên mình thấy trong dự thảo Luật chưa làm rõ được tính chất, mức độ của các hành vi cũng như cách xác định mức độ của hậu quả. Mong là cho tới lúc được ban hành thì sẽ làm rõ được những nội dung này

     
    Báo quản trị |  
  • #590740   01/09/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này.

    Theo ý kiến cá nhân của mình, việc Dự thảo luật bổ sung vào "tổn thất về tình dục" thì cần làm rõ như thế nào là tổn thất về mặt tình dục. Cụ thể, cần có quy định rõ ràng để phân định "tổn thất về tình dục" so với "tổn thất về sức khỏe" và " tổn thất về tinh thần".

     
    Báo quản trị |