Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005

Chủ đề   RSS   
  • #593710 06/11/2022

    Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005

    1. Khái niệm tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng 

    - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005).

    - Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005).

    - Huỷ bỏ hợp đồng: là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng hoặc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (Điều 312 Luật Thương mại 2005).

    2. Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

    - Đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005;

    - Đều không áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm sau đây:

    + Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

    + Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

    + Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

    + Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    - Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng;

    - Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại (Điều 315 Luật thương mại 2005).

     
    710 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593778   09/11/2022

    Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005

    Bên cạnh đó, giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng còn có một số điểm khác biệt như sau: 

      Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng

    Trường hợp áp dụng

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (Điều 308 Luật Thương mại 2005)

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (Điều 310 Luật Thương mại 2005)

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (khoản 4 Điều 312 Luật Thương mại 2005)


    Hiệu lực của hợp đồng

    Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

    Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.

    Phần hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần).

    Hậu quả pháp lý 

    - Các bên không phải thực hiện hợp đồng trong thời gian tạm ngừng hợp đồng;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    (Điều 309 Luật Thương mại 2005)

    - Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng;

    - Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    (Điều 311 Luật Thương mại 2005)

    - Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp;

    - Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

    (Điều 314 Luật Thương mại 2005)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594105   23/11/2022

    Điểm giống nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng theo luật Thương mại 2005

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mình xin bổ sung thêm ý kiến rằng tạm ngừng, hủy bỏ và đình chỉ thực hiện hợp đồng là những chế tài mà doanh nghiệp có thể áp dụng khi đối tác có hành vi vi phạm hợp đồng. Nói cách khác thì Ba hình thức này đều thuộc một trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Luật Thương mại năm 2005.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huy.tran3089@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/11/2022)