Đi nghĩa vụ quân sự được về sớm khi nào và được về sớm bao nhiêu ngày?

Chủ đề   RSS   
  • #605534 20/09/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (854)
    Số điểm: 5789
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Đi nghĩa vụ quân sự được về sớm khi nào và được về sớm bao nhiêu ngày?

    Cũng không ít người biết về trường hợp công dân khi đi nghĩa vụ quân sự mà gặp vấn đề về sức khỏe, nếu như không còn đảm bảo sức khỏe để phục vụ tại ngũ nữa thì được xem xét cho xuất ngũ sớm. Vậy thì sẽ được về sớm trong trường hợp nào và về sớm được bao nhiêu ngày?

    1. Đi nghĩa vụ quân sự được về sớm khi nào và được về sớm bao nhiêu ngày?

    Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP có quy định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau:

    (1) Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:

    - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

    - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

    (3) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:

    - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

    - Một anh hoặc một em của liệt sĩ;

    - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

    (4) Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA.

    Công dân khi đã đi nghĩa vụ quân sự mà thuộc một trong các trường hợp, điều kiện nêu trên thì có thể được xuất ngũ sớm hơn thời gian phục vụ tại ngũ quy định. Công dân được về sớm trước 24 tháng, được về sớm bao nhiêu ngày/tháng thì tùy từng trường hợp mà cấp, cơ quan có thẩm quyền quyết định (không có quy định rõ thời gian được xuất ngũ sớm cho từng trường hợp).

    xuat-ngu-som-nghia-vu-quan-su

    2. Ai có quyền quyết định cho công dân đi nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ sớm khi đáp ứng điều kiện?

    Các trường hợp xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP.

    Cũng theo Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định thẩm quyền giải quyết xuất ngũ cụ thể như sau:

    "1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.

    2. Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.

    3. Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

    …"

    Như vậy, Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên sẽ có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn (cho công dân đi nghĩ vụ quân sự được xuất ngũ trước thời hạn khi đáp ứng đủ điều kiện quy định).

     
    767 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận