Đến năm 2030, ít nhất 90% nạn nhân bạo lực gia đình được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, giúp đỡ

Chủ đề   RSS   
  • #604841 18/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2296)
    Số điểm: 79669
    Cảm ơn: 78
    Được cảm ơn 1671 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đến năm 2030, ít nhất 90% nạn nhân bạo lực gia đình được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, giúp đỡ

    Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 966/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), bao gồm một số nội dung:

    Mục tiêu phát triển đến năm 2030

    - Bảo đảm ít nhất 90% số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người chăm sóc, không có điều kiện sống tại cộng đồng, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    - Tối thiểu 90% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng từ các cơ sở cai nghiện.

    - Tối thiểu 90% các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các tiêu chí, điều kiện tiếp cận theo quy định đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.

    - Tối thiểu 50% số cơ sở ngoài công lập hiện có trong mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội được củng cố, phát triển về chất lượng, công suất phục vụ. Đạt tối thiểu 90% số người có hoàn cảnh khó khăn được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý trường hợp.

    Một số giải pháp nổi bật

    (1) Giải pháp về cơ chế, chính sách

    - Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về trợ giúp xã hội nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với quan điểm phát triển theo Quy hoạch, nhất là các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng, phát triển cơ sở trợ giúp xã hội.

    - Rà soát, sắp xếp, chuyển đổi, tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đáp ứng yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; bảo đảm chăm sóc và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người được trợ giúp xã hội.

    - Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù về tiếp cận đất đai, thuế, tín dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân về phát triển cơ sở trợ giúp xã hội.

    (2) Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất

    - Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực trợ giúp xã hội, dịch vụ hỗ trợ đối tượng; thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư.

    - Nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở trợ giúp xã hội.

    - Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện chính sách đất đai và ưu tiên dành quỹ đất đầu tư, xây dựng, mở rộng các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy hoạch này.

    - Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn chăm sóc theo quy định của pháp luật, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu, cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.

    (3) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

    - Tổ chức công bố công khai quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.

    - Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình thực hiện Quy hoạch; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội.

    - Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch bảo đảm đúng quy định; phát huy vai trò của người dân, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát thực hiện Quy hoạch.

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    Đối với trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

    - Tổ chức thực hiện nội dung Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định tại Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.

    - Bố trí quỹ đất để phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển cơ sở trợ giúp xã hội theo Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.

    - Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để đầu tư mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.

    Xem chi tiết tại Quyết định 966/QĐ-TTg ngày 17/8/2023.

     
    240 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận