Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #593903 16/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Ngày 16/11/2022, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính.
     
    de-xuat-thu-tuc-xac-lap-so-huu-toan-dan-doi-voi-di-san-khong-co-thua-ke
     
    Trong đó, quy định trình tự, thủ tục xử lý di sản không có người thừa kế được quy định như sau:
     
    (1) Về việc bảo quản tài sản
     
    Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 4 dự thảo Nghị định có trách nhiệm bảo quản tài sản từ khi tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo phương án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    (2) Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
     
    Theo đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người có quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản là bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý quy định tại khoản này bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản.
     
    Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế không thuộc phạm vi của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
     
    (3) Thủ tục xác lập đối với tài sản di sản không có người thừa kế
     
    Thứ nhất: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản hoặc văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu di sản.
     
    Tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
     
    Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
     
    - Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính.
     
    - Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính.
     
    - Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.
     
    - Văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu chung quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015: 01 bản chính
     
    Thứ hai: Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Phòng Tài chính Kế hoạch lập Tờ trình kèm hồ sơ trình UBND huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.
     
    Thứ ba: Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Phòng Tài chính Kế hoạch lập Tờ trình kèm bản sao hồ sơ gửi UBND cấp huyện trình UBND quyết định xác lập sở hữu toàn dân.
     
    Thứ tư: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
     
    Xem thêm dự thảo Nghị định tại đây.
     
    725 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593916   17/11/2022

    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    .Cảm ơn những thông tin mà tác giả chia sẻ. Về vấn đề này, mình có một số ý kiến muốn trao đổi như sau:

    Tài sản không có người thừa kế là trường hợp không có người thừa kế theo di chúc (Di chúc không hợp pháp);

    Các trường hợp không có người thừa kế theo di chúc như:

    - Người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

    - cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    - Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế.

    Căn cứ theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế như sau: 

    Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

    Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

    Theo quy định nói trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.

    Như vậy, theo quan điểm của mình bản chất của việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế không khác gì việc qjuy định di sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về nhà nước vì cuối cùng nhà nước cũng sẽ là người đại diện toàn dân bảo quan, sử dụng số di sản này. Và các quy định của pháp luật cũng đã có nên chúng ta cũng không cần quy định thêm để tránh các quy phạm pháp luật tại các văn bản khác nhau bị chồng chéo, rắc rối khi áp dụng.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #594034   21/11/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin được bổ sung như sau:  Tài sản không có người thừa kế là trường hợp không có người thừa kế theo di chúc (Di chúc không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế).

    Tài sản không có người thừa kế còn là trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản...

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2022)
  • #594874   30/11/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thú vị này.

    Theo ý kiến cá nhân của mình, việc xác định di sản không thừa kế sẽ thuộc sở hữu toàn dân (và sẽ do nhà nước quản lý) thay vì "thuộc về Nhà nước" sẽ gây ra nhiều bất cập, khó khăn khi áp dụng tương tự như đối với đất đai. 

     
    Báo quản trị |  
  • #595649   21/12/2022

    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Tài sản không thừa kế có nghĩa là tài sản không có người hưởng theo quy định pháp luật (không có người thừa kế theo các hàng thừa kế, thừa kế thế vị,..), không có quyền thừa kế, bị truất quyền thừa kế theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản không có người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật thì sau khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản mà người để lại di sản để lại thì sẽ thuộc về Nhà nước

     
    Báo quản trị |  
  • #596214   29/12/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Đồng ý rằng tài sản không có người thừa kế còn là trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật trong trường hợp này nhà nước là người quản lý hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý những không nên xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước, đặc biệt nên quan tâm hơn giao lại cho người quản lý di sản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596709   31/12/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Mình nghĩ  việc quy định rõ thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế là cần thiết, cái gì rõ ràng, cụ thể cũng tốt hơn, tránh việc phải gửi công văn xin hướng dẫn để thực hiện. Với việc nhà nước xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản không ngừa thừa kế cũng không phải là quy định mới.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #597288   24/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề này. Theo mình biết thì nếu trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà di sản  được xác định là không có người nhận thừa kế theo quy định nêu trên thì sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về di sản, phần di sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |  
  • #597297   24/01/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Đề xuất thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế

    Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, việc nhận di sản thừa kế được thực hiện theo hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật khi người nhận thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Và Khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Do đó, trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, trường hợp người thừa kế đồng ý nhận di sản thì thời hiệu để yêu cầu chia bất động sản là 30 năm, động sản là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này mà người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì quyền sở hữu di sản được xác lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015; trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015,

    Như vậy, nếu trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà di sản  được xác định là không có người nhận thừa kế theo quy định nêu trên thì sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về di sản, phần di sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.

    Theo đó, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp; các tài sản khác trừ bất động sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

     
    Báo quản trị |