Để thực hiện ý nguyện hiến tạng, bạn phải là người có tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #500534 26/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Để thực hiện ý nguyện hiến tạng, bạn phải là người có tiền?

    Hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người luôn được xem là nghĩa cử nhân văn, vô cùng cao đẹp; bởi, đây sẽ là ánh sáng, niềm hy vọng cho số phận của nhiều bệnh nhân khác đang cần “những món quà vô giá” này. Đặc biệt, nghĩa cử này càng được nhân rộng, có hiệu ứng sâu mạnh sau câu chuyện đầy cảm động của bé Hải An. Bé đã hiến giác mạc của mình sau khi qua đời khi bé mới 07 tuổi vì căn bệnh u thần kinh đệm cầu não vào ngày 22/02/2018; và giác mạc của bé đã đem lại ánh sáng cho 02 bệnh nhân khác.

    Tuy nhiên, một mối quan ngaị lớn được nhiều người đặt ra, đó là: “Mức chi phí làm thủ tục xét nghiệm để xác nhận đủ điều điều kiện hiến hay không lại rất lớn và người hiến phải tự chi trả cho khoản phí này mà không được hỗ trợ”. Đây chính là rào cản, khiến cho những người có ý nguyện thấy e ngại.

    Vậy, hành lang pháp lý cụ thể về vấn đề này quy định như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

    Theo quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 thì trước khi tiến hành hiến mô, bộ phận cơ thể người thì phải: Kiểm tra sức khỏe của người hiến đối với người hiến còn sống (điểm b khoản 4 Điều 12) và người sau khi chết (điểm b khoản 4 Điều 18). Có thể dễ lý giải việc để người tình nguyện hiến tặng mô, tạng phải thực hiện các xét nghiệm y học này một cách chặt chẽ là nhằm bảo đảm tính tương thích, hòa hợp giữa người hiến và người ghép.

    Và cũng theo quy định tại Điều 17, 24, 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 thì người hiến có các quyền lợi sau:

    Đối với người hiến là người còn sống

    Đối với người hiến là người sau khi chết, chết não, hiến xác

    - Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

    - Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

    + Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

    +Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; (Các bạn có thể tham khảo thêm chi tiết quy định về vấn đề này tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch41/2014/TTLT-BYT-BTC)

    + Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

    + Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    - Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

    + Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;

    + Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;

    + Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;

    + Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.

    Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 

    (Các bạn có thể tham khảo thêm chi tiết quy định này tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 104/2017/TT- BTC)   

    Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

    Như vậy, theo quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC, Thông tư 104/2017/TT-BTC thì chỉ có quy định về việc người "đã" hiến được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí (đối với người hiến là người sống) chứ việc khám, chữa bệnh thời gian về sau (đã hồi phục sau khi hiến) không phải là miễn phí.

    Bên cạnh đó, xem xét tất cả các quyền lợi trên thì người tình nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể dù người hiến là người còn sống hay người chết thì đều không có cơ chế được miễn phí chi phí xét nghiệm trước khi hiến. Và về nguyên tắc thì người hiến và người thân, gia đình đều phải tự lo khoản chi trả này. Có thể lý giải được xuất phát điểm của việc không có quy định miễn phí xét nghiệm cho những người tình nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể là vì nếu miễn phí việc xét nghiệm, có thể xuất hiện những người có động cơ không trong sáng, vụ lợi như việc họ đăng ký hiến để kiểm tra sức khỏe miễn phí xong rồi sau đó thay đổi quyết định không hiến nữa. Như vậy, ngân sách nhà nước chi trả khoản tiền xét nghiệp trên sẽ bị đội lên con số vô cùng lớn và bên cạnh đó còn là cơ hội cho những kẻ vụ lợi trục lợi bất chính. Tuy nhiên, thực tế thì số tiền phải trả cho các khoản xét nghiệm trước khi hiến lại khá lớn, chính vì vậy ở mức độ nào đó chính quy định này cũng đã tạo ra sự dè chừng, do dự của những người có ý định hiến bởi họ không có khả năng chi trả cho khoản tiền xét nghiệm.

     

    Các bạn nghĩ sao về quy định này? Vì việc hiên mô, bộ phận cơ thể là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp nên liệu có nên quy định việc ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với khoản phí xét nghiệm của người hiến mô, bộ phận cơ thể không nếu trường hợp họ không thay đổi ý định sau khi xét nghiệm xong?

    Tuy nhiên, theo mình nếu đề ra quy định trên thì cũng sẽ tồn tại những bất cập sau:

    + Thứ nhất, nhiều người có ý định trong sáng, họ tự nguyện muốn hiến nhưng sau quá trình xét nghiệm vì một lý do chính đáng nào đó, họ suy nghĩ lại và muốn thay đổi quyết định, không hiến nữa thì họ sẽ vẫn phải chịu chi phí xét nghiệm. Như thế là không đảm bảo công bằng bởi xuất phát điểm họ cũng là những người có nghĩa cử nhân văn, cao đẹp nhưng lại không được miễn chi phí xét nghiệm.

    + Thứ hai, trường hợp những người vụ lợi họ vẫn sẽ tiến hành xét nghiệm với suy nghĩ: “nếu kết quả đạt, tương thích thì mình thay đổi, coi như mất khoản tiền đi khám sức khỏe vậy; còn nếu kết quả không tương thích thì sẽ ăn cả, ăn may và không phải mất tiền khám sức khỏe nào cả; tính ra dù sao cũng chẳng thiệt gì!”. Và như vậy, trong trường hợp này ngân sách nhà nước vẫn sẽ phải đứng ra chi trả cho khoản tiền xét nghiệm của những kẻ vụ lợi với kết quả xét nghiệm không tương thích trên.

     

     
    1313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận