Đề Nghị Trợ Giúp Tư Vấn Ứng Phó Khi Tranh Tụng.

Chủ đề   RSS   
  • #1991 12/07/2008

    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đề Nghị Trợ Giúp Tư Vấn Ứng Phó Khi Tranh Tụng.

    Kính gửi: Luật sư Đặng Thanh Liêm.

    Tôi xin được trợ giúp tư vấn về hướng ứng phó trong vụ kiện tranh chấp lao động kéo dài giữa tôi và bị đơn là công ty như sau:

    Giưã tôi và công ty xẩy ra vụ kiện tranh chấp lao động ( các tình tiết được tóm tắt phía dưới) đã kéo dài hơn một năm.

    Tôi đã cũng cấp các chứng cứ theo yêu cầu của toà án tỉnh Hưng Yên nhưng sau đó nhiều lần được triệu tập (tôi ở rất xa) nhưng toà cũng chỉ xoay quanh các vấn đề như những lần triệu tập trước mặc dù thời hạn ra quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử đã hết hạn được hơn 5 tháng.

    Tôi đã phải kiến nghị tới chánh toà thì ngày 30/06/08 mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng sau đó lại được thông báo tại phiên toà là hoãn do vắng mặt người đại diện quyền lợi cho bị đơn.

    Toà không thông báo thời gian mở lại phiên toà và cho đến nay hơn 2 tuần tôi vẫn không nhận được thông báo bổ xung, điều đáng nói là thẩm phán nói với tôi ( ngoài lề) với ý là vụ án còn lâu mới mở lại và tôi cũng tin là họ dám làm vậy vì trước đó họ cũng từng vi phạm tố tụng về thời gian đưa vụ án ra xét xử.

    Vậy xin hỏi nếu tình huống đó xẩy ra thì tôi nên ứng phó như thế nào; Một điều nữa là khi ký hợp đồng đi đào tào công ty không trả lại tôi một bản hợp đồng và đại diện công ty có ý lấy lý do này để phối hợp với toà dũ bỏ trách nhiệm là không ký với tôi bất kỳ hợp đồng nào đi đào tạo ở Hàn Quốc, trước đó tôi đã nộp cho toà hộ chiếu có visa ghi rõ tên công ty "mẹ" nơi tôi học tập.

    Vậy khi tranh tụng với visa này tôi có lấy đó làm bằng chứng chống lại phản biện của bị đơn không; Giờ tôi có thể liên hệ Đại sứ quán để rút hồ sơ xin cấp visa không vì để được cấp visa thì công ty đã phải nộp bộ hồ sơ rất đầy đủ các văn bản của đơn vị cử đi đào tạo và mời đi đào tạo, nếu có các văn bản này thì bị đơn không còn cách nào chống giũ bỏ trách nhiệm.


    #ffffff; font-size: 13px; color: #ff0000;">DƯỚI ĐÂY LÀ TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC VÀ LÀ PHẦN TÔI SẼ TRÌNH BẦY TẠI PHIÊN TOÀ  

    Tháng 02/2006 được biết công ty Miwon Farmsco Vina (lúc đó có tên là Deasang Farmsco Vina, đặt văn phòng tạm thời tại 19/8 Mai Dịch, Cầu Giấy Hà Nội) tuyển dụng nhân viên, tôi và các ứng viên khác đã nộp hồ sơ và tham dự thi tuyển tại đây.

    Khi phỏng vấn người trực tiếp chủ trì giám khảo là ông Lee Jeong Ill giữ chức vụ tổng giám đốc công ty, sau đó ít ngày tôi và một số người khác đã được thông báo trúng tuyển. Công ty liên hệ chúng tôi đến nhận công việc và tôi cùng 3 người khác được công ty yêu cầu phải đi học tập làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian dự định khoảng 6 tháng với các lĩnh vực chuyên môn của từng người.

    Theo chỉ đạo của công ty chúng tôi phải hoàn tất hộ chiếu nộp về công ty kèm theo giấy cam kết bảo lãnh của gia đình về việc chấp hành các quy định của công ty trong thời gian ở Hàn Quốc (Visa sẽ do công ty tự đi xin cấp cho chúng tôi), công ty cũng nêu rõ chương trình học tập, quyền lợi, nghĩa vụ của các cá nhân... trong đó có việc chúng tôi được trả 50% lương tại Hàn Quốc do các nhân sự tại công ty Deasang Farmsco trực tiếp trả ( đây là công ty "mẹ" có chi nhánh là công ty Miwon Farmsco Vina tại Việt Nam trong điều lệ ghi rõ ông Lee Jeong Ill là Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật tại Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý lao động cũng như các kế hoạch đưa người lao động đi sang Hàn Quốc học tập làm việc tại công ty mẹ) và 50% lương còn lại sẽ trả tại công ty Miwon Farmsco Vina tại Việt Nam ngay sau khi kết thúc đợt học tập làm việc này, tổng mức lương chúng tôi được hưởng tương đương 760 usd/tháng (được giải thích là mức lương tối thiểu do chính phủ Hàn Quốc quy định).

    Ngoài việc thoả thuận rất rõ ràng nhiều lần tại các buổi làm việc tại Việt Nam trước khi đi bằng miệng công ty cũng yêu cầu chúng tôi ký vào bản hợp đồng có nội dung như đã thoả thuận bằng miệng và phải nộp cả 2 bản cho công ty kèm giải thích là sẽ trả một bản bên Hàn Quốc.

    Ngày 26/02/06 ông Kim là một trong những lãnh đạo của công ty cùng phiên dịch đưa chúng tôi ra sân bay sau đó mới phát vé máy bay và visa hộ chiếu cho chúng tôi, khi tới Hàn Quốc trực tiếp ông Lee Jeong Ill đã đón và đưa chúng tôi về trụ sở của công ty mẹ nơi chúng tôi sẽ học tập làm việc để bàn giao cho các cán bộ ở đó, tại đây chúng tôi được yêu cầu giao nộp toàn bộ hộ chiếu và cũng không được cung cấp thêm giấy tờ liên quan gì.

    Ngày 23/05/06 công ty yêu cầu chúng tôi quay trở về làm việc tại Việt Nam (chuẩn bị cho việc hình thành mô hình hoạt động của công ty), chúng tôi đã triển khai một số công việc theo chỉ đạo của công ty từ ngày 24/05/06 đến ngày 06/06/06 dưới sự chỉ đạo của ông Lee và xuất cảnh trở lại Hàn Quốc vào ngày 07/06/06.

    Đến ngày 14/07/06 thì chúng chính thức kết thúc đợt học tập làm việc tại Hàn Quốc và trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi được bố trí công tác tại Phòng Kinh Doanh  với chức vụ Trưởng phòng, trong khoảng thời gian này chúng tôi cũng đề cập tới việc muốn được thanh toán nốt phần lương còn lại nhưng công ty không trả thậm chí đến tận bây giờ chưa thanh toán (Việc này đã vi phạm điều 59 mục 1 BLLĐ).

    Tuy bị chậm lương (phần lương làm việc tại Hàn Quốc) nhưng suốt khoảng thời gian làm việc tiếp đó tôi vẫn triển khai công việc hiệu quả và chấp hành tốt các nội quy của công ty thể hiện ở chỗ tôi thường xuyên được nhận các phần thưởng có giá trị, được tuyên dương vì có những thành tích xuất sắc trong việc phát triển công việc, được tín nhiệm vào ban chấp hành công đoàn cơ sở.

    Sự việc phát sinh bắt đầu từ tháng 07/07 vì tôi và một số nhân viên khác gặp khó khăn trong tài chính nên tôi đã đại diện làm đơn đề nghị công ty thanh toán nốt 50% số tiền lương còn lại nói trên, lý do tôi gặp khó khăn cũng là do công ty cắt thưởng doanh số vì thời gian này toàn bộ thị trường có sản phẩm của công ty đều bị trả lại hàng vì công ty tung một lượng hàng quá lớn và không đủ chất lượng ra thị trường vào các tháng 4,5,6/2007 ( tôi còn lưu giữ trên 70 đơn khiếu nại của khách hàng về sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã chấp nhận phải đền bù toàn bộ tổn thất với giá trị hàng trăm triệu đồng; Sau này tôi cũng luôn tự đặt câu hỏi " liệu có phải do những lỗi này nên tổng giám đốc sợ trách nhiệm với tập đoàn vì vậy đã tìm cách hợp thức hoá việc sa thải tôi để thoái thác trách nhiệm khi đã để thị trường tràn ngập hàng kém chất lượng dẫn đến hàng đoàn xe tải mang trả lại hàng về kho công ty gây thiệt hại nghiêm trọng").

    Khi tôi và phiên dịch trình bầy về vấn đề thanh toán tiền lương trên thì ông Lee thoái thác trách nhiệm với lý do là tôi phải làm hết 3 năm tính từ ngày vào công ty thì mới được thanh toán, tôi giải thích là trong thoả thuận đã nêu rõ tôi được thanh toán tại Việt Nam ngay khi kết thúc khoá đào tạo.

    Lúc này ông Lee tỏ thái độ sửng cồ, đứng bật dậy ném tờ đề nghị của tôi xuống đất, lao nhanh về phía tôi hùng hổ như người ta chuẩn bị đánh ai, mồm liên tục nói gì đó tôi không hiểu vì chị phiên dịch lúc đó cũng hoảng sợ lùi ra phía cửa trong tư thế sãn sàng bỏ chạy (phiên dịch có xác nhận sự việc bằng văn bản sau đó).

    Tôi lùi lại né tránh xô sát và giải thích nhanh là tôi không sai và tìm cách rút lui khỏi hiện trường tránh tình hình thêm căng thẳng (Việc này đã vi phạm điều 8 mục 3 BLLĐ).

    Tiếp theo đến ngày 06/07/07 công ty triệu tập tôi tới cuộc họp mang mục đích sa thải tôi, tuy nhiên các lỗi đưa ra tôi đều phản biện rõ ràng (vì thực chất tôi có sai gì đâu) khiến cho khi kết thúc lãnh đạo công ty cũng không đưa ra được kết luận như thế nào, tôi cũng đồng ý để ban lãnh đạo công ty bàn bạc riêng sau đó cũng không thấy công ty có ý kiến gì và tôi cũng không được xem nội dung biên bản cũng như yêu cầu tôi ký biên bản vì biên bản đó không có lợi cho phía lãnh đạo, thời gian kế tiếp tôi đi làm bình thường.

    Sau đó vì mục đích sa thải tôi không được nên công ty lại bất nghờ ép người lao động bằng cách ra một quyết định kỷ luật (cắt chức và thuyên chuyển công tác xuống phân xưởng sản xuất) đối với tôi vào ngày 09/07/07. Trong quyết định này có những sai phạm sau:

    - Vi phạm mục 1 điều 87 vì khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động không chứng minh được lỗi của người lao động: Công ty đưa ra những lý do hoàn toàn không có căn cứ (thiếu tinh thần trách nhiệm, nắm bắt thiếu thông tin thị trường, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, không tuân thủ theo chỉ đạo của Giám đốc kinh doanh, không đạt doanh số bán hàng, không có chiến lược bán hàng khuyến mãi dẫn đến không đạt mục tiêu doanh số bán hàng).

    Các lý do này ngay trong cuộc họp trước đó công ty đã phải công nhận là không có căn cứ chẳng hạn như nói tôi thiếu tinh thần trách nhiệm, không tuân thủ theo chỉ đạo của giám đốc thì đâu là chứng minh và tại sao tôi liên tục tôi nhận được các phần thưởng và được ban giám đốc tuyên dương trước cuộc họp toàn phòng là điển hình tích cực vào các buổi tổng kết, toàn công ty bỏ phiếu cho tôi vào ban chấp hành công đoàn cơ sở; Công ty không có căn cứ để cho rằng tôi không nắm được thông tin thi trường, đối thủ cạnh tranh khi đưa ra lý do rất chung chung và đó không phải căn cứ kỷ luật; Các công việc về triển khai khuyến mại tôi chỉ là người thi hành theo các quyết định của công ty và duy chỉ không đạt chỉ tiêu khi công ty đưa hàng kém chất lượng ra thị trường... ( tất cả những lý do này tôi đều có bằng chứng cụ thể).

    - Vi phạm mục 4 điều 87 vì việc xem xét kỷ luật lao động không được ghi thành biên bản: Trước đó công ty cũng có cử người ghi biên bản nhưng tôi không được biết nội dung và cũng không được ký nên biên bản này coi như không có, điều này đã có nhân chứng xác nhận rõ ràng.

    - Vi phạm mục 2 điều 34 vì khi tạm thời chuyển người lao động làm việc trái nghề đã không báo trước ít nhất 3 ngày, không báo rõ thời hạn kỷ luật, điều sai phạm này thể hiện ngay trên quyết định.Và chỉ riêng điều này thì giả xử cho dù công ty có căn cứ để xử lý kỷ luật người lao động nhưng đã không tuân thủ trình tự giải quyết theo pháp luật quy định thì quyết định này vẫn là quyết định trái pháp luật.

     Khi đột ngột lãnh đạo công ty chuyển cho tôi quyết định kỷ luật trái pháp luật trên và yêu cầu tôi lập tức rời khỏi bàn làm việc để xuống bộ phận sản xuất tôi đã bị sốc nghiêm trọng bởi trong buổi họp cách đó mấy ngày thái độ của công ty đã làm tôi suy sụp về tinh thần rồi nay lại có những yếu tố căng thẳng nghiêm trọng, trong tình huống này xét thấy điều kiện sức khoẻ suy nhược, tinh thần hoảng loạn mà lại bắt tay ngay vào làm việc tại nơi có điều kiện làm việc phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn lao động (tại đây tôi đã tận mắt chứng kiến liền một lúc 03 nhân viên thiệt mạng trước đó ít ngày mà theo điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì lỗi do người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm pháp luật khi cho vận hành các thiết bị không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và chưa hề được cấp chứng nhận kiểm định theo quy định) trong khi tôi lại hoàn toàn chả hiểu gì về chuyên môn các công việc ở khu vực sản xuất nên tôi đã làm đơn xin phép nghỉ mục đích rõ ràng là điều trị ổn định sức khoẻ để tiếp tục công việc nhưng công ty không đồng ý, đây là điều hết sức phi lý. Xét thấy sức khoẻ và  an toàn lao động là điều quan trọng đồng thời nghỉ ốm là quyền lợi của người lao động và bản thân người lao động cũng có quyền không chấp hành quyết định trái pháp luật nên tôi vẫn đi khám bác sĩ nhằm ổn định sức khoẻ và tiếp tục các công việc ở công ty.

    Tuy nhiên, ngay trong thời gian sức khoẻ tôi đang phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương thì một số đồng nghiệp của tôi cho biết họ đã được công ty thông báo sa thải tôi rồi thậm chí công ty cũng không thèm thông báo cho tôi về việc sa thải này ( chỉ định của bác sĩ yêu cầu tôi nghỉ 10 ngày nhưng công ty ra quyết định kỷ luật trái pháp luật khi tôi nghỉ tới ngày thứ 6). Khi được đồng nghiệp cung cấp quyết định, tôi thấy đây là một quyết định sa thải trái pháp luật bởi lý do:

    - Vi phạm mục 1 điều 39 vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang bị ốm, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc.

    - Vi phạm mục 3 điều 87 vì khi xem xét kỷ luật lao động không có mặt của đương sự mà không phải nằm trong trường hợp đã thông báo 3 lần bằng văn bản nhưng đương sự không đến.

    - Vi phạm mục 2 điều 87 vì không cho người lao động quyền bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa (tôi không được triệu tập khi tiến hành xem xét kỷ luật).

    - Vi phạm mục 4 điều 87 vì việc xem xét kỷ luật không được lập thành biên bản. Trong quyết định có nêu là căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 14/07/07 tuy nhiên biên bản này không có giá trị vì không có chữ ký của đương sự mà không nằm trong trường hợp triệu tập nhưng đương sự không đến.

    - Vi phạm mục 1 điều 87 vì khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động đã không chứng minh được cụ thể lỗi của người lao động: Trong quyết định sa thải công ty đưa ra các lý do là tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật, tự ý bỏ việc 06 ngày là không có căn cứ vì tôi hoàn toàn có lý do để nghỉ đó là có quyền không chấp nhận quyết định trái pháp luật và có quyền nghỉ ốm chính đáng theo quy định của pháp luật khi có chỉ định của bác sĩ; Lý do công ty đưa ra là tôi tiết lộ thông tin bí mật công nghệ kinh doanh gây thiệt hại nghiêm trọng đến các lợi ích của công ty là hoàn toàn bịa đặt vì bản thân tôi giờ cũng không biết thông tin bí mật đó là gì và nếu có thì công ty phải chứng minh được thời gian, địa điểm, đối tượng và thông tin tôi đã tiết lộ là gì cùng những thiệt hại kèm theo; Lý do công ty đưa ra là tôi đe doạ tổng giám đốc cũng là hoàn toàn bịa đặt khi không th��� có chứng minh nào đưa ra ( việc tôi trình bầy là đề nghị công ty xem xét lại quyết định kỷ luật nếu không tôi sẽ có quyền đề nghị Liên đoàn lao động can thiệp những sai phạm của công ty thì đó không phải là căn cứ kết luận tôi đã đe doạ Tổng giám đốc) trong khi tôi có chứng minh về việc ông Lee đã có thái độ không đúng mực khi sửng cồ với nhân viên.
    _________________________________________________________________


    Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư và rất mong nhận được sự trợ giúp.

    Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2008
    Nguyễn Viết Dũng
    Mobile: 09.12.52.12.52

     
    6357 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #1992   14/07/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Lao động

    Chào bạn;

    Qua thư của bạn, xin phép được trao đổi với bạn vài ý kiến riêng như sau:

    1.      Vụ việc tranh chấp lao động xảy ra như bạn kể trong thư không có gì là phức tạp đối với Tòa án cấp Tỉnh.  Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72 và các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Bạn đã một lần kiến nghị tới chánh toà thì ngày 30/06/08 có quyết định đưa vụ án ra xét xử” nhưng phiên tòa tiếp tục bị hoãn “do vắng mặt người đại diện quyền lợi cho bị đơn”.  Nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà nhưng Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ (theo điều 200 Bộ Luật Tố tụng dân sự).

    Theo điểm 5 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 21-06-2006 của Hội đồng Thẩm phán, Hướng dẫn thi hành các quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự thì:

    “Nếu phiên tòa xét xử một vụ án bị hoãn nhiều lần thì thời hạn của mỗi lần hoãn phiên tòa không được quá giới hạn cho phép là 30 ngày kể từ ngày HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa của lần đó. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm việc mở phiên tòa xét xử vụ án theo đúng quy định thì sau khi hoãn phiên tòa Tòa án phải có kế hoạch mở lại phiên tòa trong thời gian sớm nhất mà không nhất thiết phải để đến 30 ngày mới mở lại phiên tòa”.

    Với những quy định pháp luật nêu trên, hy vọng Tòa án sẽ sớm mở lại phiên Tòa để giải quyết vụ việc. 

    Nếu vụ việc bị kéo dài như bạn lo lắng, bạn có thể tiếp tục gởi đơn kiến nghị đến Chánh án Tòa án đề nghị giải quyết sớm vụ việc.  Sau khi gởi đơn đến Chánh án mà sự việc vẫn không được giải quyết, thì bạn có thể gởi đơn kèm theo các tài liệu, biên nhận hồ sơ liên quan đến vụ việc (chứng minh hồ sơ, đơn từ đã nộp … mà không được giải quyết) lên Chánh án Tòa án cấp trên để được xem xét (theo điều 396 Bộ Luật Tố tụng dân sự).

    2.      Visa ghi rõ tên công ty "mẹ" nơi bạn học tập và làm việc cũng là một trong những yếu tố chứng minh giữa bạn và Công ty có thiết lập mối quan hệ về Lao động, về đào tạo (vẫn cho Pháp luật về lao động điều chỉnh mặc dù không có hợp đồng lao động).  Tuy nhiên, để biết chi tiết các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng, tạo thuận lợi trong việc xét xử , Tòa án có quyền yêu cầu người sử dụng lao động (Công ty của bạn) cung cấp hợp đồng lao động.

    Chúc bạn thành công.

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #1997   15/07/2008

    dungnv741014
    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn LS Đặng Thanh Liêm rất nhiều,

    Tôi đã thấy an tâm hơn khi nhận được sự trợ giúp của LS, đặc biệt là yếu tố bằng chứng dựa trên cơ sở visa được cấp. Tôi thấy trang web này rất hữu dụng đối với người thực sự cần tìm hiểu những liên quan thiết thực đến vụ việc của mình.

    Thực ra với vụ án này dựa trên các chứng cứ cụ thể đã cung cấp cho toà thì người lao động lẽ ra không quá vất vả đấu tranh giành phần thắng (...),

    Tuy nhiên cá nhân người lao động lại phải đối đầu với cả một tập đoàn nước ngoài luôn ngạo mạn thách thức nên vụ việc mới kéo dài đến vậy.

    Người lao động đa phần là không hiểu về luật lao động và luôn nghĩ là luật lao động là một lĩnh vực rất mung lung khó tiếp cận (bản thân tôi khi chưa có vụ việc xẩy ra cũng không ngoại trừ nằm trong số đó, sau này tôi thấy việc tiếp cận không phải quá khó đến độ bất lực) và thường xuyên bị người sử dụng lao động vi phạm như cho nghỉ việc tuỳ tiện, không trả trợ cấp... có lẽ tôi là một trong số những người quá bức xúc khi mà mình là người đại diện cho số đông người VN làm việc rất mẫn cán nhưng lại bị đối xử quá thô bạo và cũng mang trong người chất "củ chuối" nên mới theo vụ này đến cùng kể cả phải tới cấp giám đốc thẩm. Khi liên quan đến sự việc này tôi nhận thấy các cơ quan làm luật nên có các chương trình tuyên truyền để người lao động chú ý hơn tới việc tìm hiểu pháp luật lao động vì sẽ tốt hơn cho cả người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. 

    Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi tới Luật Sư lời chúc tốt đẹp nhất.


    Trân trọng
    ----------------------


    Nguyễn Viết Dũng
     
    Báo quản trị |  
  • #1998   15/07/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Lao động

    Chào bạn;

    Bạn yên tâm, người lao động thường được bênh vực hơn người sử dụng lao động trong quá trình xét xử (đương nhiên là người lao động không phạm phải những lỗi nghiêm trọng).

    Đúng như bạn nghĩ, Pháp luật về lao động cần phải phổ biến rộng rãi cho người lao động biết, thậm chí phải được trang bị trước khi bước vào lao động.  Có như vậy, mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và hạn chế được tình trạng đình công trái pháp luật, điều đó cũng chính là bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động.

    Chúc bạn thành công.

    Thân.
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: