Để được nghỉ ngơi nhiều hơn NLĐ nên biết 03 điều này

Chủ đề   RSS   
  • #535059 14/12/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Để được nghỉ ngơi nhiều hơn NLĐ nên biết 03 điều này

    Ngoài vấn đề về tiền lương, thưởng thì số ngày NLĐ được nghỉ ngơi cũng được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, ngày 22/11/2019 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động 2019 thay thế Bộ luật lao động 2012. Vậy theo quy định về ngày nghỉ cho NLĐ được quy định ra sao? có khác nhiều so với Bộ luật cũ hay không? 

    * Về ngày nghỉ lễ, tết:

    Theo Điều 112 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết theo quy định như sau :

    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Như vậy so với quy định hiện hành (Điều 115) tại Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ Quốc khánh.

    * Ngày nghỉ hàng tuần, tháng, năm:

    - Mỗi tuần: Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất bốn ngày.

    Bộ Luật mới quy định bổ sung với trường hợp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp

    - Nghỉ hàng năm: (Căn cứ: Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) quy định người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính như sau:

    - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    - 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định về ngày nghỉ cho NLĐ chưa thành niên và chưa làm đủ 12 tháng, như sau:

    - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    Cứ đủ năm năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm một ngày.

    Nghỉ việc riêng

    Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày

    Theo đó, quy định mới bổ sung chi tiết hơn đối với trường hợp "con kết hôn" so với quy định hiện hành (điểm b khoản 1 Điều 116 "b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày") ở đây là cả con nuôi và con đẻ kết hôn thì NLĐ được nghỉ 1 ngày 

    - Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    - Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 14/12/2019 05:10:05 CH
     
    1815 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547939   31/05/2020

    Cảm ơn về bài chia sẻ thật bổ ích trên của bạn. Tuy nhiên, người lao động vẫn nên lưu ý thêm quyền lợi về tiền lương của mình trong trường hợp ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết nhưng vẫn phải đi làm theo yêu cầu của người lao động.

     
    Báo quản trị |