Tranh chấp giữa Vinasun và Grab không chỉ dừng lại là một tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường, bên cạnh đó từ tranh chấp này có thể xác định được chính xác hoạt động kinh doanh của Grab là gì, từ đó sẽ có khung pháp lý điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh với mô hình công nghệ mới của Grab.
Xác định có hay không việc kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng của Grab là đề tài tranh luận rất sôi nổi không chỉ ở phiên Tòa mà ở các diễn đàn pháp lý khác. Cụ thể, khái niệm “Đề án 24” được nhắc đến như là khung pháp lý chính để giải thích cho những thắc mắc này. Vậy đề án 24 là gì? Những thắc mắc liên quan về đề án 24 được hiểu ra sao mình sẽ trình bày ở topic này.
1. “Đề án 24” là gì?
Báo chí, truyền thông vẫn hay nhắc đến “Đề án 24”, đây là cách gọi tắt về Quyết định 24/QĐ-BGTVT ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
2. Phạm vi áp dụng của “Đề án 24”
Theo quy định thì sẽ áp dụng thí điểm triển khai ứng dụng quản lý trong hooạt động vận tải hành khách theo hợp đồng sẽ được thí điểm tại 05 địa phương là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh.
3. Đối tượng tham gia thí điểm bao gồm những ai?
Là Công ty TNHH GrabTaxi và các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm.
4. Điều kiện đối với phương tiện
Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, được cấp phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng đủ các Điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;
Xe ô tô có niên hạn sử dụng không quá 08 năm.
5. Grab được xác định là kinh doanh dịch vụ vận tải hay là kinh doanh dịch vụ phần mềm kết nối các phương tiện và người dùng?
Sau một thời gian dài giải quyết tại Tòa án kinh tế TAND TP. HCM, sau khi kết thúc phiên Tòa sơ thẩm. TAND TP. HCM đã có bản án sơ thẩm, kết luận Grab là công ty có hoạt động kinh doanh vận tải, nhưng không chấp hành những quy định pháp luật có liên quan về điều kiện kinh doanh đối với loại hình dịch vụ này.
Đương nhiên đây chỉ là bản án sơ thẩm, Grab có quyền kháng án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và sẽ được xem sẽ lại ơ phiên xử Phúc thẩm (nếu có).
Đề án 24 không phân biệt Taxi mà chỉ thí điểm công nghệ thông tin vào dịch vụ vận tải hàng khách. Do đó taxi truyền thống cũng có quyền đăng ký thí điểm dịch vụ thông tin công nghệ mới theo đề án 24.
Tại sao phải thí điểm(?) Vì công nghệ mới Nhà nước không lường trước các bất cập để ban hành luật cũng như văn bản quy phạm pháp luật để quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử, cũng như bảo đảm hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và hàng khách.
Bản thân taxi cũng là dịch vụ vận tải hàng khách và Grab đã đăng ký đề án 24 và dược chấp nhận. Do đó Grab đang là công ty dịch vụ vận tải hàng khách theo điều 5 đề án 24 là ký hợp đồng điện tử vận chuyển hàng khách cả xe ô tô và xe máy. VinaSun đang kiện để cố níu cho rằng Grab bản chất là taxi và phải chịu chung giá cước niêm yết cũng như chương trình khuyến mãi.. để có sự công bằng trong điều kiện kinh doanh.
Như đại diện phía Vinasun có tuyên bố, họ khởi kiện Grab không vì số tiền yêu cầu bồi thường. Mình hiểu với phát biểu này, phía Vinasun mong muốn mục đích xa hơn là xác định lại phạm vi kinh doanh của Grab để có sự công bằng trong đầu tư, kinh doanh và bước đầu mình nghĩ họ đã thành công rồi.
Nói về việc kiện yêu cầu bồi thường nhưng không quan trọng về số tiền bồi thường, các bạn có thể tìm hiểu về vụ tranh chấp mà Công ty Cổ phần Lawsoft kiện Vietnamwork để yêu cầu bồi thường 1.000 đồng. Đây là một tranh chấp khá thú vị và thu hút được sự quan tâm của dư luận lúc bấy giờ.
|