Dạy con bằng "roi vọt" có thể bị phạt tù

Chủ đề   RSS   
  • #611063 30/04/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (939)
    Số điểm: 15114
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 316 lần


    Dạy con bằng "roi vọt" có thể bị phạt tù

    “Thương cho roi cho vọt”, tuy nhiên nếu thương con, dạy con bằng “roi vọt” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    (1) Dạy con bằng “roi vọt” có vi phạm pháp luật không?

    Theo Điều 37 Hiến pháp 2013 khẳng định:

    “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016, thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm làm đối với trẻ em là sử dụng bạo lực.

    Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định:

    “Hành vi bạo lực gia đình là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của thành viên trong gia đình.”

    Như vậy, dạy con bằng “roi vọt” là vi phạm quy định của pháp luật

    (2) Mức phạt đối với hành vi dùng roi vọt để dạy con

    Hành vi giáo dục con cái bằng roi vọt có thể bị xử phạt như sau:

    Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    + Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

    + Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    + Đồng thời, phụ huynh vi phạm quy định nêu trên có thể phải buộc xin lỗi công khai và phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi gây thương tích cho con. 

    Như vậy, phụ huynh dạy con bằng “roi vọt” có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, nếu mức độ tổn thương của con đến mức quy định trong Bộ Luật Hình sự thì phụ huynh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (3) Truy cứu hình sự…đối với hành vi dạy con bằng roi vọt

    Khi dạy con bằng “roi vọt” mà có các yếu tố phạm tội quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 thì phụ huynh có thể bị truy cứu trách nhiệm với các tội sau

    1. Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015)

    Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Hình phạt tù nặng nhất áp dụng với người phạm tội này là phạt tù 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    2. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015)

    Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 – 05 năm.

    3. Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015)

    Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 – 03 năm.

    Lưu ý, các mức phạt trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác mức phạt cần phải xem xét đến hành vi, tính chất, thương tổn,...

    (4) Kết luận

    Để nuôi dạy con cái, đôi khi phụ huynh cũng cần phải sử dụng các “biện pháp trừng trị” để con cái nghe lời hơn. Tuy nhiên, việc dạy dỗ, giáo dục con cái bằng vũ lực, bạo lực ít khi nào đem lại kết quả tốt và đôi khi còn bị phản tác dụng. 

    Trẻ con khi bị “đánh đòn” thường sẽ mang tâm lý chống đối, không phục. Những đứa trẻ thường xuyên sống trong cảnh bạo lực gia đình sẽ mang tâm lý bạo lực ra đời và xã hội, trở thành những đứa trẻ bất trị, khó sửa đổi.

    Do đó, khi dạy dỗ con trẻ, các bậc phụ huynh cần ưu tiên biện pháp giải thích lỗi sai, đưa ra cách giải quyết, và cho con  thấy con vẫn có cơ hội được thay đổi và sửa chữa sai lầm. 

    Khi con có biểu hiện tốt, không mắc lại các lỗi như vậy nữa thì các bậc phụ huynh cần có sự công nhận, khuyến khích, khen con để con cảm nhận được niềm vui khi làm những việc đúng đắn, từ đó hình thành nhân cách tốt cho con trẻ.

     
    311 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận