Đấu thầu trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #519655 31/05/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đấu thầu trong doanh nghiệp

    Trong BHLĐ, có 2 chế độ cần mua sắm hàng hóa là "Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân" (quần áo nón BHLĐ ... theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH) và "Bồi dưỡng độc hại ... bằng hiện vật" (đường, sữa, thức ăn giải độc, không phải ăn giữa ca - Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH). Bên cạnh đó là Luật Đấu Thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Đấu Thầu (lựa chọn nhà thầu). Doanh nghiệp của mình là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, gồm nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và có cả CTCP >50% vốn do Tập đoàn sở hữu (Tập đoàn chiếm quyền chi phối). Hiện nay bên Tập đoàn mình đang xây dựng "Quy chế lựa chọn nhà thầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì hoạt động thường xuyên" (theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật ĐT. Vấn đề mình vướng mắc ở đây gồm:

    - Những căn cứ nào trong Luật Đấu Thầu và Nghị định 63 ràng buộc phía công ty phải đấu thầu để mua sắm hàng hóa (cả đồ bảo hộ và bồi dưỡng)

    - Nếu phải đấu thầu để mua hàng bồi dưỡng (đường, sữa ...) thì những hình thức lựa chọn nhà thầu nào được áp dụng, hạn mức ràng buộc áp dụng ra sao.

     
    3469 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #519659   31/05/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về các trường hợp phải tổ chức đấu thầu để mua sắm tài sản thì hiện nay được quy định như sau:
     
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
     
    Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
     
    1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
     
    a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
     
    b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
     
    c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
     
    d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
     
    đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
     
    e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
     
    g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
     
    2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
     
    3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
     
    4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
     
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
     
    1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.
     
    2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
     
    Theo đó, hoạt động mà anh nêu - mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị - thì không thuộc diện bắt buộc phải thực hiện đấu thầu.
     
    Tuy nhiên, thông thường thì các đơn vị như đơn vị của anh (công ty nhà nước) thường "thích" sử dụng phương pháp đấu thầu để thực hiện hoạt động mua sắm hàng hóa (tức là thuộc khoản 2 điều 2 nêu trên). Nói cách khác, nếu như đơn vị của anh muốn sử dụng phương pháp này (theo thói quen của lãnh đạo, theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản nguồn vốn ...) thì đơn vị của anh vẫn có thể/phải thực hiện theo quy định về đấu thầu.
     
    Về các phương pháp lựa chọn nhà thầu thì không có hạn chế với gói thầu này, anh có thể lựa chọn từ đấu thầu rộng rãi đến chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh để áp dụng cho đơn vị (miễn sao phải đảm bảo được tính hợp lý của phương pháp được lựa chọn).
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019) Desperado2111 (31/01/2020)