Dấu giáp lai?

Chủ đề   RSS   
  • #514392 26/02/2019

    ganhteamban64

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Dấu giáp lai?

    Anh/chị ơi cho em hỏi với. Hiện tại có quy đjnh nào bắt buộc phải đóng con dấu giáp lai không ạ? Sếp em yêu cầu tìm quy định nhưng em không nắm rõ vấn đề này cho lắm

     
    2826 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514393   26/02/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Theo như mình biết, cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có bất kỳ một quy định nào khẳng định cụ thể giá trị pháp lý của dấu giáp lai khi đóng lên văn bản. Xét một cách tổng thể, giá trị pháp lý của văn bản không chỉ được xác định qua hình thức của con dấu mà còn căn cứ vào các yếu tố khác như chữ ký của người có thẩm quyền, chủ thể ban hành, nội dung văn bản,...Mặt khác, việc đóng dấu giáp lai cần căn cứ theo tính chất văn bản, quy định pháp luật cũng như nội bộ từng cơ quan, tổ chức. Vì thế, cần tùy thuộc vào từng  trường hợp để khẳng định giá trị pháp lý của dấu giáp lai khi đóng  lên văn bản.

    Về cách thức đóng dấu giáp lai: tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định chung:

    “Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”

    - Riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Thông tư 01/2011/TT-BNV có quy định cách thức đóng dấu như sau:

    “Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.”

    Như vậy, với những doanh nghiệp, tổ chức khác thì việc đóng dấu tùy thuộc vào quy định của nội bộ, tính chất của mỗi văn bản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    lehungliet (27/02/2019)
  • #514423   26/02/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV thì dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514430   27/02/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Về tính pháp lý của dấu giáp lai, theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định: "Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản."
     
    Theo đó, đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản.Khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu.
     
    Bên cạnh đó, dấu giáp lai được đóng để trên tất cả các tờ của văn bản đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #514651   28/02/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Nếu nói về quy định pháp luật thì hiện nay, việc đóng dấu giáp lai được quy  định tại Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV.

    Điều 13. Dấu của cơ quan, tổ chức

    1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.

    2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

    Mục đích của dấu giáp lai là nhằm khẳng định nội dung các trang tài liệu là đồng bộ và không bị sửa đổi, đánh tráo. Và hiện tại, không có quy định nào bắt buộc về giá trị pháp lý của hợp đồng, tài liệu phụ thuộc vào dấu giáp lai cả (trừ khi Điều lệ, Nội quy công ty/ cơ quan ban hành tài liệu có quy định khác)

    Do đó, nếu có cách khác để chứng minh sự đồng nhất của các trang tài liệu mà không cần đóng dấu giáp lai thì bạn hoàn toàn có thể không đóng dấu nhé

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516310   31/03/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nội dung liên quan đến dấu giáp lại được đề cập tại Điều 49 Luật Công chứng 2014. Theo đó văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

    Đồng thời điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định: Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Với bản sao có từ 2 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 2 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai...

    Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính cũng quy định: "Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 5 trang văn bản".

    Như vậy, việc đóng dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như quy định của các cơ quan quản lý ngành riêng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #566530   13/01/2021

    taiphan212358
    taiphan212358

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Công văn 6550/TCHQ-VP năm 2012   BẠN TÌM HIỂU THÊM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taiphan212358 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/01/2021)
  • #567505   31/01/2021

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:

    Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật

    1. Sử dụng con dấu

     …

    d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định”

    Như vậy, căn cứ theo quy định này thì dấu giáp lai luật không quy định bắt buộc phải đóng dấu giáp lai mà tùy vào quy định của cơ quan, tổ chức quy định.

    Do đó, anh/chị nên xem lại quy định nội bộ của công ty mình xem có quy định bắt buộc phải đóng dấu giáp lai không. Nếu có quy định phải đóng dấu thì bắt buộc anh/chị phải đóng dấu vào văn bản, nếu không quy định thì không cần phải đóng dấu.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn suongnguyen0612 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/02/2021)