Đập phá tà sản của công dân

Chủ đề   RSS   
  • #123375 12/08/2011

    thu79gd

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Đập phá tà sản của công dân

    Nhờ các bác dân luật giúp em việc này:
     Công dân A có đơn đề nghị UBND huyện giải quyết việc công dân B có hành vi đập phá tài sản (mái bê tông nhà, trụ tường...) của công dân A (hai nhà A, B liên kề nhau) từ năm 2005, do lý do khách quan nên đến T8/2011, UBND cấp xã mới tổ chức hòa giải giữa hai bên nhưng không thành và hướng dẫn công dân A khởi kiện tại Tòa án, nhưng thời hiệu khởi kiện (02 năm kể từ khi phát sinh vụ việc) đã hết (điều 158,159 Bộ luật tố tụng dân sự 2005, 2011). Vậy phải giải quyết như thế nào, có thể lấy thời điểm hoà giải không thành làm thời hiệu để công dân khởi kiện không, kính mong các bác dân luật giúp em. Trân trọng cảm ơn.
     
    5300 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #123390   12/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Ngoài quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 thi tại Điều 160 BLTTDS còn quy định: "Các quy định của BLDS về thời hiệu khởi kiện được áp dụng trong tố tụng dấn sự".

    Tại Điều 162 BLDS quy định về việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện như sau:

    1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

    a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.

    2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

    Đối chiếu với các quy định trên thì nếu tại biên bản hòa giải của UBND xã, công dân B thừa nhận việc đập phá nhà cửa của công dân A và chấp nhận việc bồi thường, nhưng do hai bên không thống nhất được mức bồi thường thì thời hiệu khởi kiện vụ án này được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo ngày lập biên bản hòa giải theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 162 BLDS.

    Còn nếu tại biên bản hòa giải, công dân B không thừa nhận đã đập phá tài sản nên không chấp nhận bồi thường thi không đủ điều kiện để bát đầu lại thời hiệu khởi kiện. Do vậy tính đến nay thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại điều 607 BLDS.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    thu79gd (12/08/2011)
  • #123392   12/08/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    anh #fff8df; font-size: 13px;">BachThanhDC cho em hỏi 1 tý? vậy trong trường hợp B không thừa nhận đập phá tài sản và không chấp nhận bồi thường. trong khi thời hiệu khởi kiện đã hết.
    vậy chả nhẽ không thể còn cách giải quyết khác sao? em thây như thế không ổn một tý nào cả.
    hi 
    thân ái!
     
    Báo quản trị |  
  • #123398   12/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #edf5f9;">garan!

    Pháp luật nó quy định như vậy mà em. Pháp luật là công cụ để nhà nước sử dụng nó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm hại của nhiều chủ thể, trong đó có công dân. Việc bảo vệ đó được thực hiện trên bằng cách pháp luật trao cho các chủ thể quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

    Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định các chủ thể chỉ được thực hiện quyền khởi kiện của mình trong một giới hạn nhất định, kể cả phạm vi khởi kiện và thời gian khởi kiện (gọi là thời hiệu). Và nếu các chủ thể không thực hiện quyền của mình trong thời hiệu mà không có lý do chính đáng (quy định tại Điều 161 BLDS) hoặc thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện (quy định tại Điều 160 BLDS) hoặc không thuộc trường hợp được bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 162 BLDS như đã nêu trên thì sẽ bị mất quyền khởi kiện.

    Khoản 3 Điều 155 BLDS quy định: 

    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Khoản 1 Điều 159 BLTTDS cũng quy định:

    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |