“Đạo nhái” thương hiệu nổi tiếng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Chủ đề   RSS   
  • #590789 05/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    “Đạo nhái” thương hiệu nổi tiếng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

    Sao chép logo hay tên thương hiệu các nhãn hàng lớn vẫn luôn là tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay. Điều này, làm khách hàng dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác gây ảnh hưởng lớn đến các nhãn hàng bị đạo tên tuổi của mình mà kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng làm mất uy tín cũng như tạo tác động xấu cho thị trường kinh doanh.
     
    canh-tranh-khong-lanh-manh
     
    Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và đảm bảo thị trường kinh doanh được lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao?
     
    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
     
    Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
     
    Tuy nhiên, do Luật Cạnh tranh 2018 đã bỏ quy định hành vi gây nhầm lẫn thương hiệu là hành vi cạnh tranh bị cấm. Thì tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có hiệu lực vào năm 2023) vẫn còn quy định.
     
    Theo đó, hành vi đạo nhái, chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
     
    Hành vi “đạo nhái” thương hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ
     
    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu tranh cũng vi phạm các quy định về  xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm các hành vi sau:
     
    (1) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
     
    (2) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
     
    (3) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
     
    (4) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
     
    Mức phạt hành chính đối với hành vi “đạo nhái” thương hiệu
     
    Nhằm hạn chế các vấn đề về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường kinh tế. Hiện hành có quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về các mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi trên như sau:
     
    Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250 triệu đồng khi giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3 triệu đồng đến 500 triệu đồng khi có các hành vi sau:
     
    - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp
     
    - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi như trên.
     
    Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP nhưng không vượt quá 250 triệu đồng khi vi phạm:
     
    - Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp.
     
    - In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa.
     
    - Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp.
     
    - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vi phạm.
     
    Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
     
    Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
     
    Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng - 03 tháng.
     
    Bên cạnh đó, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được. Đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu là hàng hóa quá cảnh. Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái pháp luật.
     
    Lưu ý: đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân.
     
    Như vậy, để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu khỏi các nhãn hiệu đạo nhái pháp luật cũng đã quy định các khung xử phạt hành chính tương đối nặng nhằm ngăn chặn hành vi này tác động xấu đến thị trường cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
     
    2426 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận