Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

Chủ đề   RSS   
  • #415555 15/02/2016

    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Câu chuyện bản quyền, sở hữu trí tuệ ở nước ta không còn mới mẻ, mà ở phương Tây lại càng là quy tắc không thể làm lơ. Thế nhưng vừa qua, nữ khoa học gia Alexandra Elbakyan đã làm một việc mà giới khoa học phải ngã ngửa.

    Thông tin tham khảo từ nguồn Tinhte.vn

    48 triệu nghiên cứu khoa học đã được phát hành miễn phí trên internet bởi Alexandra Elbakyan. Đây đa số là các nghiên cứu đã được bình duyệt và bà đã lập hẳn một trang web để chia sẻ các nghiên cứu này dễ dàng hơn tới những ai cần nó. Mặc dù có ý kiến cho rằng đây là việc làm vi phạm pháp luật, người khác lại cho rằng khoa học không thuộc sở hữu của ai,... nhưng hiện tại, nhiều người gọi bà là một Robin Hood của giới học thuật. 


    Từ năm 2011, Elbakyan đã thành lập trang chia sẻ báo cáo khoa học Sci-Hub và người ta thường gọi đùa đây chính là Pirates Bay của giới học thuật. Elbakyan là một nhà thần kinh học người Nga. Xuất phát từ việc không thể truy cập tới các tài liệu để phục vụ nghiên cứu của cá nhân, bà đã thành lập trang web này để mọi người có hoàn cảnh như bà có thể dễ dàng tìm được tài liệu cần thiết. Cho tới hồi cuối năm ngoái, tòa án New York đã ra yêu cầu gỡ bỏ trang web này và Elbakyan quyết định phản đối với lập luận rằng khoa học không thuộc về bất cứ ai. 

     

    Elbakyan cho biết: "Việc trả 32 đô la cho một nghiên cứu mà bạn cần chỉ để đọc lướt qua hàng chục hoặc hàng trăm trang báo cáo để phục vụ nghiên cứu là vô lý. Tôi lấy được những nghiên cứu đó bằng cách đánh cắp. Tất cả mọi người cần có quyền truy cập tới những kiến thức bất kể khả năng tài chính hoặc nguồn gốc của họ và đây là điều hoàn toàn hợp pháp." 

    Năm ngoái, tòa án New York đã yêu cầu tịch thu tên miền của Sci-Hub và Elbakyan phải đối mặt với số tiền bồi thường ít nhất là 750 tới 150.000 đô la cho mỗi nghiên cứu bị đánh cắp. Tổng cộng thì số tiền có thể lên tới hàng triệu đô la. Phía Elbakyan cũng không phải là chịu thua. Bà quyết định đâm đơn kháng cáo và kiện ngược lại nhà xuất bản Elsevier bởi mô hình kinh doanh của họ là vi phạm pháp luật. Bà cho rằng tri thức không thuộc sở hữu của bất kỳ ai và phải được cung cấp tới tất cả mọi người cần nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề còn tiếp tục gây tranh cãi và kết quả của vụ kiện này dù ai thắng ai thua sẽ tạo thành một tiền lệ trong tương lai.

     

    Tự hỏi nếu chuyện này xảy ra ở Việt Nam thì sẽ như thế nào? Và, như bài viết đã nói "dù ai thắng ai thua sẽ tạo thành một tiền lệ trong tương lai". Nếu nữ khoa học gia thắng thì các nghiên cứu khoa học sẽ được công bố rộng rãi, miễn phí phục vụ cộng đồng hay không (nếu làm vậy thì cách nào để thu lại nguồn kinh phí hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu của họ?)? Mà nếu phạt bà, và vẫn khư khư cái Luật sở hữu trí tuệ thì những cá nhân có nhu cầu tiếp cận khoa học phải làm sao (cũng là một thiệt thòi lớn cho đất nước và nền khoa học chung của nhân loại!)?

    Tình thế phân tích ra nghe bên nào cũng có lý, có tình. Không biết phải làm sao đây?

     
    7550 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tamnt133 vì bài viết hữu ích
    TRUTH (16/02/2016) duongtran.18 (15/02/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #415562   15/02/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Thấy ở nước ngoài mấy vụ sở hữu trí tuệ được bảo vệ nghiêm ngặt, còn ở Việt Nam thì ngược lại, dường như vấn đề về sở hữu trí tuệ bị lưu mờ, thậm chí các loại sách hay, do tác giả viết, biên soạn và bán thành sách cũng trở thành ebook và được chia sẻ miễn phí trên mạng

     
    Báo quản trị |  
  • #415574   15/02/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Đúng như  nói, bên nào cũng có lý, chuyện phổ cập cũng rất quan trong. Do đó, một số lĩnh vực trong Sở hữu trí tuệ có quy định về thời hạn bảo hộ.

    Hiện nay, Việt Namcung là một trong những điểm nóng về vấn đề này và Bộ luật hình sự 2015 mới được ban hành đã tăng chế tài về phạt tiền và phạt tù đối với tội phạm liên quan đến Sở hữu trí tuệ.


     

     
    Báo quản trị |  
  • #527477   02/09/2019

    Cảm ơn thông tin thú vị mà bạn đã chia sẻ. Hồi mình đi học cũng được giới thiệu về "tiện ích" này khi sinh viên quá nghèo không có tiền mua tài liệu thì sử dụng biện pháp này. Chỉ việc copy link bài viết muốn tải về lên trang sci-hub, thì bài viết dù có bị khóa cỡ nào cũng bị bẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #527484   02/09/2019

    Quyền sở hữ trí tuệ là một trong những cơ sở căn bản của nền kinh tế hiện đại. Thế nhưng, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng, thực tế của việc bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm lại mâu thuẫn với một số quyền khác ví dụ như quyền tự do phát biểu.

     
    Báo quản trị |  
  • #529887   30/09/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Ở những quốc gia phát triển, thì vấn đề sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, bởi họ tôn trọng chất xám và thành quả của nó là vô giá. Do đó, người tạo ra nó xứng đáng được đánh dấu 'chủ quyền' đối với sản phẩm trí tuệ. Như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi cho tác giả cũng như khuyến khích, thúc đẩy tác giả tiếp tục sáng tạo. Đó là điều mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam nên tiếp thu và rút kinh nghiệm, để có những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ăn cắp chất xám.

     
    Báo quản trị |  
  • #534781   08/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề đánh cắp để phổ biến kiến thức nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì pháp luật về Sở hữu trí tuệ sẽ bảo vệ cho tài sản trí tuệ, bảo vệ cho người sáng tạo ra cái mới, tài sản trí tuệ đó. Do vậy, việc đánh cắp các bài nghiên cứu như trên là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ cũng đưa ra các trường hợp mà được phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #580301   31/01/2022

    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn tác giả về bài viết rất thú vị. Mình nghĩ việc phổ cập các kiến thức khoa học là tốt, nhưng bên cạnh đó cần phải bảo vệ quyền lợi, công sức của tác giả. Những nghiên cứu khoa học không phải ngài một ngày hai mà tìm ra được, nó là cả một quá trình, cả mồ hôi nước mắt của các nhà khoa học. Chình vì vậy trước khi muốn đem ra cho công chúng được phổ cập kiến thức thì nên hỏi ý kiến tác giả trước

     
    Báo quản trị |  
  • #585762   25/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hữu ích. Vấn đề “bản quyền” mặc dù đã được nhắc đến từ lâu, đã có những quy định của pháp luật, nhưng cho đến nay việc vi phạm vẫn ở mức “báo động”. Đặt biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Vì âm nhạc là sản phẩm dễ  thu hút nhiều công chúng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585767   25/06/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Cảm ơn bạn đã chia sẽ về vấn đề trên, nhưng việc đánh cắp để phổ biến kiến thức này theo quan điểm cá nhân của mình thì còn phải dựa trên nhiều sự kiện, yếu tố để đánh giá mức độ vi phạm. Việc học là tốt, nhưng người viết nên kiến thức cũng phải bỏ công sức và chất xám của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585875   26/06/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,

    Ở Việt Nam hiện nay tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhiều và khó kiểm soát, dần dần nó đi sâu vào thói quên của mỗi người cho rằng việc copy đó chắc không sao đâu, cứ cop đi ai biết đâu mà lo, vì vậy cần nhiều biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn trong vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #587411   08/07/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Ở nước ngoài pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ những giá trị của người khác tạo ra thật nghiêm ngặt. Sách dùng trong các trường học phải là sách có bản quyền, còn ở Việt Nam hiện nay, tình trạng sinh viên đi học dùng sách photo rất nhiều. Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn, bên cạnh đó, ta cần tôn trọng và nhìn nhận những giá trị, công sức của những người tạo ra sản phẩm.

     
    Báo quản trị |  
  • #589445   09/08/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Vấn đề này thường xuất hiện khác nhiều trên các trang xã hội hiện nay. Điển hình nhất là việc lấy những chia sẻ, bài học của người khác rồi chỉnh sửa, biến tướng thành tác phẩm của mình rồi chia sẻ với mọi người làm người đọc nhầm tưởng người đó là tác giả chính. Ở Việt Nam, vấn đề quyền tác giả còn nhiều bất cập nên không thể quán triệt, xử lý hết những hành vi vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #589458   09/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn nhữn chia sẻ của tác giả. Mình nghĩ việc phổ cập các kiến thức khoa học là tốt, nhưng bên cạnh đó cần phải bảo vệ quyền lợi, công sức của tác giả, chất xám của mỗi người là cả một quá trình để phát triển nên cần được bảo vệ và có những quy định pháp luật bảo vệ nó. Vì hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được diễn ra thường xuyên mặc dù đã có những chế tài mới nhưng vẫn chưa hiệu quả cho lắm
     
    Báo quản trị |  
  • #589497   10/08/2022

    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về công nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nên việc tăng cường bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Luật SHTT đã phát huy hiệu quả to lớn trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu trong việc xác lập, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589504   10/08/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Đánh cắp để phổ biến kiến thức?

    Theo Khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 quy định:
    "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:
    ...
    6. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
     
    “Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
     
    1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
     
    a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
    ..."
    Theo quy định của Việt Nam thì vẫn cho phép cá nhận được sao chép 1 bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Trường hợp của cô gái trong bài viết không phải sao chép 1 bản mà là công bố cho nhiều người biết. Theo quan điểm của mình thì việc làm này không phù hợp với quy định của Việt Nam.
     
    Báo quản trị |