Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền đòi nợ không?

Chủ đề   RSS   
  • #602779 24/05/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1184)
    Số điểm: 8560
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền đòi nợ không?

    Liên quan đến những khoản vay khi đang ở nước ngoài, đến hạn vay nhưng không chi trả liệu trường hợp này có thể ủy quyền cho cá nhân khác thay mặt người cho vay thực hiện các công việc liên quan để nhận lại khoản cho vay đó và làm bằng cách nào.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Đang ở nước ngoài có thể ủy quyền đòi nợ không.png

    Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Đại diện theo ủy quyền như sau:

    - Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    - Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

    Căn cứ Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

    - Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

    +  Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

    +  Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

    Thời hạn đại diện theo ủy quyền và các trường hợp chấp dứt ủy quyền?

    Căn cứ Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    - Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

    + Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

    + Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

    -  Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    + Theo thỏa thuận;

    + Thời hạn ủy quyền đã hết;

    + Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

    + Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    + Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    + Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

    + Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

    Do đó, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng văn bản ủy quyền. Cho nên thu thập tất cả những bằng chứng thể hiện thỏa thuận việc mượn tiền như liên hệ, tìm hiểu họ trả lời về việc trả những khoản vay đó.

    Nếu không khả thi có thể viết giấy ủy quyền tới cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại để làm thủ tục công chứng và gửi về Việt nam ủy quyền cho bạn bè hay người thân thực hiện việc khởi kiện tại tòa án nơi họ cư trú.

     
    339 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận