Đăng ký tàu biển là gì? Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603032 04/06/2023

    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đăng ký tàu biển là gì? Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn như thế nào?

    Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đến đăng ký tàu biển phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đăng ký tàu biển. Vậy khi những chủ thể này muốn đăng ký tàu biển không thời hạn thì phải thực hiện như thế nào?

    1. Đăng ký tàu biển là gì

    Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.

    Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định 171/2016/NĐ-CP.

    (Khoản 1, Khoản 2  Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

    2. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 86/2020/NĐ-CP, thì thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn được thực hiện như sau:

    Về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.

    - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các Điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này;

    - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP;

    - Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký.

    Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm:

    - Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    - Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

    - Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

    - Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

    - Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

    - Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

    - Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

    Hình thức nộp hồ sơ:

    Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

    Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:

    - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”

    - Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

    - Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

    Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

    Như vậy, chủ tàu biển cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định trên, nộp tại cơ quan đăng ký tàu biển và đóng lệ phí đăng ký tàu biển để được đăng ký tàu biển không thời hạn.

     
    1000 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận