Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? Vì sao cần thực hiện thủ tục này và thực hiện ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #570630 24/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? Vì sao cần thực hiện thủ tục này và thực hiện ra sao?

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Minh họa

    Khi bạn bỏ công sức tạo lập được một sản phẩm cho riêng mình có ý định thương mại hóa nó (hay nói cách khác là đem bán ra thị trường) làm cách nào để chắc chắn rằng không ai có thể “ăn cắp” sản phẩm của bạn và nói rằng đây là thứ mà họ tự tạo ra?

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì, vì sao cần làm thủ tục này?

    Theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

    Như vậy, cũng như việc ký tên, đóng dấu lên một sản phẩm của riêng mình, “đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” hay “đăng ký nhãn hiệu” là cách để bạn được cơ quan nhà nước chứng nhận rằng đây là thứ do bạn là người đầu tiên đem ra thị trường.

    Bên cạnh vai trò làm biểu tượng, chìa khóa để phân biệt các nhãn hiệu sản phẩm với nhau, một nhãn hiệu được bảo hộ còn có thể trở thành nguồn thu nhập cho chủ sản phẩm đó khi họ thực hiện các quyền thương mại đối với nhãn hiệu của mình (cho thuê, bán, nhượng quyền thương mại,…), chính vì vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng thiết yếu.

    Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?

    Để hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần phải:

    1. Nghiên cứu, tra cứu nhãn hiệu mình chuẩn bị đăng ký

    Bạn cần làm rõ rằng đã có “ý tưởng lớn” nào vô tình trùng với bạn trước đây hay chưa hoặc đơn giản là nếu có sản phẩn nào đó gần giống sản phẩm của bạn thì cần phải làm như thế nào để tạo ra sự khác biệt.

    Nếu không cẩn thận ở bước này, rất có khả năng cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc phải từ chối cấp chứng nhận cho bạn.

    2. Chuẩn bị hồ sơ

    - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);

    - Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);

    - Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);

    - Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);

    - Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );

    - Giấy uỷ quyền theo mẫu;

    - Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có );

    - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;

    - Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

    (Căn cứ: Điểm 7. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

    3. Nắm rõ quy trình 

    Quy trình này lại gồm những giai đoạn sau: (Khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

    - Tiếp nhận đơn;

    - Thẩm định hình thức đơn (01 tháng kể từ ngày nộp đơn)

    - Công bố đơn hợp lệ (02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ)

    - Thẩm định nội dung đơn (trừ đơn đăng ký thiết kế bố trí không tiến hành thủ tục thẩm định nội dung đơn) (09 tháng kể từ ngày công bố đơn.)

    - Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ (02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.)

    - Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. (Điểm 20.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN).

     

     

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 24/04/2021 04:08:30 CH
     
    1220 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (26/04/2021) ThanhLongLS (24/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận