Cướp hay cướp giật???

Chủ đề   RSS   
  • #420137 30/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Cướp hay cướp giật???

     
    Đang đi ngoài đường bỗng có một chạy ngang qua giật mất cái điện thoại bạn đang cầm trên tay. Ai cũng hô hoán: "Cướp!". Liệu bạn có nhẫm lẫn giữa cướp và cướp giật?  
     
    Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Hình sự 1999, cướp và cướp giật được hiểu như sau: 
    • Cướp tài sản: là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. 
    • Cướp giật tài sản: là hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Thông thường hành vi cướp giật tài sản hay xảy ra với các tài sản nhỏ, gọn dễ di chuyển như điện thoại, ví tiền, dây chuyền, túi xách...
    Hành vi cướp tài sản có đối tượng tác động là nhân thân và tài sản của nạn nhân. Trong khi đó, cướp giật chỉ hướng tới đối tượng là tài sản. 
     
    Việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong tội cướp tài sản phải mang tính quyết liệt, làm tê liệt ý chí chống cự của nạn nhân. Người phạm tội có thể xâm hại tới tính mạng, sức khỏe của nạn nhân nhưng đó không phải là mục đích mà người phạm tội hướng tới. 
     
    Khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội không có ý muốn tác động đến nhân thân của nạn nhân. Cái họ nhắm tới là tài sản. Hành vi được thực hiện là nhanh chóng lấy đi và việc lấy đi là công khai, không che dấu.  
     
                                        
     
     
    Ví dụ minh họa:  
     
    Khi A đang đi trên đường bị B là một tên nghiện hút kề dao vào cổ A, đe dọa bắt đưa tiền, nếu không sẽ dùng dao dâm chết. A vì quá hoảng sợ đã đưa toàn bộ tiền cho B. Hành vi của B là cấu thành tội cướp tài sản. 
     
    Trong trường hợp khác, A đang đi trên đường, B đi cùng chiều với A. Thấy trên cổ A có sợi dây chuyền vàng. B nhanh chóng áp sát, giật lấy sợi dây chuyền rồi tẩu thoát. A vì quá hoảng sợ đã té xuống đường dẫn đến tử vong. 
     
    Vậy B phạm tội gì? B đã nhanh chóng, công khai giật lấy sợi dây chuyền của A, sau đó nhanh chóng tẩu thoát. B không có hành vi cố ý tác động tới nhân thân người phạm tội. Việc A té ngã là do quá hoảng sợ, không phải do A cố ý tác động. Cho nên hành vi của B là cướp giật tài sản. 
     
    Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý trong trường hợp chuyển hóa tội danh. Nếu như người thực hiện tội cướp giật tài sản dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản thì tội danh sẽ chuyển hóa thành tội cướp tài sản. 
    Cụ thể, B giật sợi dây chuyền của A nhưng A giữ được sợi dây nên không bị mất. B đã dùng chai xịt hơi cay tấn công A nhằm giành lấy sợi dây chuyền. Hành động của A không còn là tội cướp giật tài sản mà trở thành tội cướp tài sản.  
     
                                                                                                                                                Minh Trang. 
                                                                                                       
     
    8771 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    vannonulaw (30/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420150   30/03/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Tóm tắt thế này cho nhanh 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    trangfantasi (30/03/2016) nguyenanh1292 (30/03/2016) hungmaiusa (31/03/2016)
  • #420152   30/03/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    cảm ơn sự đóng góp của bạn nhé :)

     
    Báo quản trị |  
  • #420161   30/03/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bảng so sánh này hay nhưng nếu bạn ta.luatsaoviet cập nhật thêm theo Bộ luật hình sự 2015 thì quá tốt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ta.luatsaoviet (30/03/2016)
  • #420223   31/03/2016

    tnhoang89dn
    tnhoang89dn

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2016
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bảng so sánh này rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #420239   31/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Tại thời điểm xãy ra vụ án:

    Cướp: là mất chắc. Chỉ không biết là mất tài sản hay mất mạng.

    Cướp giật: có thể "giật" lại, chưa chắc mắt

     
    Báo quản trị |  
  • #420274   31/03/2016

    Sau khi đọc bài phân tích của bạn thì khi ra đường bị giật điện thoại tôi cũng tri hô là "Cướp" vì nó chỉ có 1 chữ :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #420277   31/03/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Sau khi đọc bài phân tích của bạn thì khi ra đường bị giật điện thoại tôi cũng tri hô là "Cướp" vì nó chỉ có 1 chữ :)

    Thực tế thì có rất nhiều cái trong luật quy định như thế nhưng ngoài xã hội lại có một cách gọi khác, tiêu biểu là cái xe moto mà ai cũng gọi là xe máy :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ta.luatsaoviet vì bài viết hữu ích
    quan.hc28 (30/11/2016)
  • #420402   01/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Chào Luật Sư. 

    Khi viết bài này, em không hề mong muốn hướng mọi người hô hoán "cướp giật" khi mình bị cướp giật. Chỉ là lấy tình huống thực tế đưa vào bài viết để mọi người hiểu thế nào là cướp và thế nào là cướp giật thôi! 

     
    Báo quản trị |  
  • #442954   29/11/2016

    baobao1007
    baobao1007

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Như vậy trong tình huống như này thì là cướp hay cướp giật ạ? 

    "Khoảng 18 giờ ngày 08/10/2000, Nguyễn Văn Phú (1980) trú tại thôn Vân Sơn, xã Vân Hậu, huyện An Nhơn, Bình Định ra đứng trước nhà ông Đặng Ngọc Minh cùng thôn với chị Mai Thị Thu H (1979) đi xe đạp trên đường về nhà ở thôn Bắc Nhạn Tháp. Lúc này, trời chập choạng tối, đường vắng người, Phú kéo mũ che mặt đuổi theo nắm giữ xe đạp H lại. Do bị bất ngờ,chị H dừng xe bước xuống thì bị Phú dùng tay chụp vào ngực, chị H phản xạ dùng tay gạt mạnh và bỏ xe chạy về phía ruộng. Phú đuổi theo ôm chị H, vật ngã xuống ruộng, đè lên bụng chị H. Phú đè hai tay chị H để hôn thì bị H cắn môi, Phú sờ ngực cũng bị chị H gạt ra. Ngay lúc đó Phú thấy trên cổ chị H có đeo một sợi dây chuyền liền chiếm đoạt rồi bỏ chạy. Qua điều tra, Phú khai nhận ban đầu chỉ có ý định chạy theo H để sờ ngực nhưng thấy H chạy về phía ruộng thì có ý định hiếp dâm. Tuy nhiên, khi thấy H chống cự Phu thấy khó thực hiện việc giao cầu và nhận thấy sợi dây chuyền nên đã chiếm đoạt rồi bỏ chạy.

    Qua điều tra, Phú khai nhận ban đầu chỉ có ý định chạy theo H để sờ ngực nhưng thấy H chạy về phía ruộng thì có ý định hiếp dâm. Tuy nhiên, khi thấy H chống cự Phú thấy khó thực hiện việc giao cấu và nhận thấy sợi dây chuyền nên đã chiếm đoạt rồi bỏ chạy."

    Ở trên hành vi giật dây chuyền cũng rất nhanh chóng và thêm nữa, mục đích ban đầu của người phạm tội là có ý định hiếp dâm chứ không phải cướp tài sản. Vậy nên vụ trên là hiếp-cướp hay hiếp-cướp giật ạ?

     

     
    Báo quản trị |