Công an xin lỗi, bồi thường cho nhà báo bị đánh ở Văn Giang, theo thanhnien:
(TNO) Sau gần 1 năm xảy ra vụ việc 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị đánh tại cuộc cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (24.4.2012), mới đây Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức xin lỗi, bồi thường cho hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long.
Trao đổi qua điện thoại với Thanh Niên Online, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (Trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế, Trung tâm tin Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV) cho biết mới đây, Công an tỉnh Hưng Yên đã mời ông và đồng nghiệp Hán Phi Long về địa phương làm việc.
Đây là cuộc làm việc thứ 8 giữa hai bên kể từ khi diễn ra vụ việc.
Chủ trì cuộc làm việc là ông Nguyễn Trọng Thành, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên và ông Đỗ Ngọc Cự, Phó trưởng Công an H.Văn Giang, có sự chứng kiến của kiểm sát viên Nguyễn Minh Tiến, Trưởng phòng kiểm sát xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (trái) và nhà báo Hán Phi Long sau gần 1 năm mới nhận được lời xin lỗi và bồi thường chính thức từ công an Hưng Yên - Ảnh T.B
|
“Tại đây, thượng úy Đặng Quang Hoàng, Công an H.Văn Giang thay mặt những người vi phạm và nhóm công nhân Công ty V&T đã chính thức xin lỗi, bồi thường tổn hại về danh dự, sức khỏe và tinh thần cho chúng tôi. Chúng tôi đã chấp nhận lời xin lỗi và mức bồi thường”, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm nói.
Số tiền bồi thường cụ thể không được ông Năm tiết lộ.
Hình ảnh trong clip ghi lại cảnh ông Năm và ông Long bị hành hung tại Văn Giang hôm 24.4.2012 - Ảnh cắt từ clip
|
Kết luận điều tra của Công an tỉnh Hưng Yên khẳng định, thượng úy Đặng Quang Hoàng là một trong những người trực tiếp dùng dùi cui cao su đánh nhà báo Nguyễn Ngọc Năm. Ngoài ra, còn 3 công nhân của Công ty V&T tham gia hành hung 2 nhà báo.
Ông Đặng Quang Hoàng sau đó bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, cảnh cáo về mặt Đảng; 3 công nhân Công ty V&T cũng bị xử phạt vi phạm hành chính.
Một năm trước đây, sáng 24.4.2012, tỉnh Hưng Yên, UBND H.Văn Giang huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế lớn thu hồi đất ở xã Xuân Quan, H.Văn Giang.
Khi đó, 2 nhà báo Ngọc Năm và Phi Long được cử đến hiện trường thu thập thông tin. Bất ngờ, 2 nhà báo này bị một nhóm công an, bảo vệ đánh. Nhà báo Ngọc Năm sau đó còn bị còng tay đưa về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang lấy lời khai.
Thiên Bình
Nếu soi chiếu tinh thần Hiến pháp Điều 52 "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật." vào những trường hợp thế này thì dễ thấy không ổn.
Một cô gái chưa thành niên (Phạm Thị Mỹ Linh) mặc dù có "có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" nhưng "hành vi đánh cảnh sát giao thông năm 2011 khi cánh sát đang thi hành công vụ của Linh thể hiện thái độ xem thường pháp luật, gây mất trật tự trị an xã hội nên cần phải xử lý nghiêm." nên Tòa phúc thẩm vẫn xử "giam 6 tháng".
Xem thêm:
> Dân xử theo hình, “quan“ xử theo lễ? Liệu có bất công không?
> Xét xử lưu động thiếu nữ tấn công cảnh sát giao thông về khoản 1, Điều 257 BLHS !?
Còn so vụ này thì những người vi phạm là người trưởng thành đánh người khác không phải phản cảm như cô gái mà là dã man!, và lại không thành khẩn, không bị khởi tố ... và cuối cùng "xin lỗi là xong". Xem video 2 nhà báo bị đánh
Lần nữa tôi tự hỏi, Liệu pháp luật có bình đẳng giữa QUAN và DÂN?