Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607986 05/01/2024

    Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào?

    Để người dân hiểu rõ hơn về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, một câu hỏi đặt ra là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân không?

    Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về vị trí và chức năng như sau:

    - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế hộ, trang trại và liên kết sản xuất trong nông nghiệp; chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cơ điện nông nghiệp, nông thôn; diêm nghiệp; bố trí ổn định dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện, định canh; phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, an sinh xã hội nông thôn và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

    - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

    - Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.

    Như vậy, theo quy định trên thì Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân.

    cuc-kinh-te-va-hop-tac-nong-thon

    Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet) 

    Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:

    - Lãnh đạo Cục:

    + Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

    + Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

    + Cục trưởng có trách nhiệm trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

    - Các tổ chức tham mưu:

    + Văn phòng Cục (có bộ phận phía Nam);

    + Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại;

    + Phòng Ngành nghề nông thôn;

    + Phòng Bố trí dân cư nông thôn;

    + Phòng Chính sách phát triển nông thôn;

    + Phòng Cơ điện nông nghiệp, nông thôn; g) Phòng Diêm nghiệp.

    - Đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết b ị nông nghiệp; Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội; Trung tâm có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

    Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại các Phòng, Văn phòng, Trung tâm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo quy định trên thì Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như sau: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; 06 tổ chức tham mưu; 01 đơn vị sự nghiệp công lập.

    Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với cơ điện nông nghiệp?

    Căn cứ tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 4196/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp;

    - Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;

    - Hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra công tác an toàn lao động trong sử dụng máy, thiết bị nông nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức kiểm tra an toàn lao động đối với các đơn vị thuộc Bộ theo quy định.

    Như vậy, theo quy định trên thì đối với cơ điện nông nghiệp thì Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.

     
    184 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận