Việc CSGT kiểm ra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông khiến nhiều tài xế lo lắng, bởi hiện có rất nhiều người khi vay tiền ngân hàng mua xe trả góp thì ngân hàng buộc thế chấp giấy đăng ký xe bản chính.
Rất nhiều vụ việc CSGT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển ô tô sử dụng bản sao giấy đăng ký xe, do bản chính đã cầm cố (thế chấp) tại ngân hàng (NH) khiến tài xế lo lắng.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh khẳng định: “Việc lực lượng CSGT các địa phương xử lý những trường hợp vi phạm mà sử dụng giấy đăng ký xe bản sao trong thời gian qua là hoàn toàn chính xác”.
Trong thực tế, các chủ phương tiện giao thông khi vay NH mua xe trả góp thì bên thế chấp không được NH giao lại bản chính giấy đăng ký xe mà chỉ được giao bản sao có xác nhận của NH, dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể xuất trình bản sao đăng ký xe có xác nhận của NH khi bị CSGT kiểm tra trường hợp vi phạm giao thông. Trong trường hợp này, người vi phạm sẽ bị lập biên vi phạm lỗi không có giấy đăng ký xe.
Theo quy định của luật Giao thông đường bộ, lái xe không mang đầy đủ các giấy tờ khi lưu thông sẽ bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng (đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy), phạt từ 200.000 – 400.000 đồng (đối với người điều khiển ô tô).
Ngân hàng lo rủi ro cao:
Phía các tổ chức tín dụng cho rằng, nếu không giữ giấy tờ xe bản gốc làm tài sản thế chấp thì sẽ gia tăng rủi ro, nợ xấu. Vì nếu bên thế chấp vẫn giữ đăng ký xe bản gốc thì khả năng một tài sản thế chấp nhiều nơi là dễ xảy ra. “Khoản vay mua xe có thể lên tới 70% giá trị xe. Nếu ngân hàng không giữ giấy tờ xe thì không khác nào cho vay tín chấp, khi khách hàng không trả được nợ hoặc cố tình chây ỳ sẽ rất khó xử lý”.
Khi ngân hàng được phép giữ Giấy đăng ký xe của khách hàng nhưng vẫn xảy ra rủi ro không đòi được nợ, có ngân hàng từng phải “treo thưởng” để tìm được chiếc xe mà chủ xe đã thế chấp Giấy đăng ký xe ở ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng cho vay mà không giữ giấy tờ thì rủi ro còn cao hơn nhiều.
Cùng chủ đề bàn luận, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng:
Theo Điều 9, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định “bổ sung Điều 20a về Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp” có quy định như sau: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a, nghị định này, thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Trước đó, ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Công văn 3851/NHNH-PC yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc quy định khi cho khách hàng vay thế chấp ô tô, xe gắn máy, thì khách hàng vẫn là người giữ giấy đăng ký xe.
Như vậy, về mặt quy định, ngân hàng sẽ không được giữ Giấy đăng ký phương tiện giao thông của khách hàng