CSGT có được bất ngờ kiểm tra nồng độ cồn và mang xe của người vi phạm về trụ sở không?

Chủ đề   RSS   
  • #610702 18/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 536 lần
    SMod

    CSGT có được bất ngờ kiểm tra nồng độ cồn và mang xe của người vi phạm về trụ sở không?

    Khi người dân đang lưu thông trên đường thì CSGT có được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, phát hiện vi phạm mang xe của người vi phạm về trụ sở không? Hiệu lệnh dừng phương tiện trong trường hợp này được quy định thế nào?

    CSGT có được bất ngờ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn không?

    Theo Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát tại trường hợp này như sau:

    - Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định. 

    Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; 

    Kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.

    - Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

    Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định.

    Theo đó, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát cơ động như sau: 

    Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

    Như vậy, nếu kế hoạch tuần tra đã được duyệt thì khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động, dù không trực tiếp chứng kiến vi phạm xảy ra nhưng CSGT hoàn toàn có quyền yêu cầu dừng phương tiện và sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy thổi nồng độ cồn) để phát hiện vi phạm.

    Khi yêu cầu dừng phương tiện CSGT phải dùng hiệu lệnh gì?

    Theo Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang tuần tra, kiểm soát cơ động như sau:

    - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

    + Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

    + Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

    - Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động:

    + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát:

    Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; 

    Sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. 

    Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông;

    + Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

    Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; 

    Hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. 

    Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định cùng chiều và ở phía trước.

    Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

    Như vậy, khi đang tiến hành tuần tra, kiểm soát cơ động thì CSGT phải thực hiện các hiệu lệnh theo quy định để yêu cầu dừng xe.

    CSGT có được tự ý mang xe của người vi phạm về trụ sở không?

    Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

    - Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

    + Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

    + Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

    + Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

    Theo đó, CSGT được quyền tạm giữ phương tiện vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt.

    Tuy nhiên, Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 có quy định: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    Như vậy, mặc dù khi phát hiện vi phạm nồng độ cồn thì CSGT được quyền mang xe của người vi phạm về trụ sở để tạm giữ trước khi ra quyết định xử phạt nhưng việc mang xe này phải được lập biên bản.

    CSGT không được tự ý mang phương tiện vi phạm về trụ sở mà không có biên bản.

     
    2459 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (15/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận