Công văn hướng dẫn Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 về BLHS

Chủ đề   RSS   
  • #461028 14/07/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Công văn hướng dẫn Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 về BLHS

    Cụ thể, sáng nay, Tòa án nhân dân tối cao vừa công bố bản dự thảo Công văn hướng dẫn Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 quy định đường lối, chính sách xử lý đối với một số trường hợp cụ thể được áp dụng kể từ ngày Luật 12/2017/QH14 được công bố (ngày 05/07/2017) với các nội dung được nêu như sau:

    1. Kể từ ngày 05/07/2017, khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, tiếp tục thực hiện việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự 2015) đã bỏ hình phạt tử hình, hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử (không phân biệt hành vi phạm tội được thực hiện trước hay sau thời điểm ngày 05/07/2017).

    Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 05/07/2017 đối với người được nêu tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 41 và bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm báo cáo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân đối với người bị kết án.

    2. Kể từ ngày 05/07/2017, tiếp tục thực hiện việc không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi được quy định tại các điểm d, e và không xử lý hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41. Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì thực hiện như sau:

    a) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Toà án cấp sơ thẩm xét thấy có căn cứ, thì Toà án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (kể từ ngày 01/01/2018 thì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 277 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát;

    b) Trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định) rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án đó áp dụng một trong các điểm d, đ hoặc e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41 và Điều 181 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (kể từ ngày 01/01/2018 thì áp dụng Điều 285 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) ra quyết định đình chỉ vụ án;

    c) Trường hợp Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà (nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (nếu tại phiên toà sơ thẩm) áp dụng một trong các điểm d, đ hoặc e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 41, khoản 2 Điều 107 và Điều 180 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (kể từ ngày 01/01/2018 thì áp dụng  khoản 2 Điều 157 và Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) ra quyết định đình chỉ vụ án;

    d) Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà và Hội đồng xét xử áp dụng một trong các điểm d, đ hoặc e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 41, khoản 2 Điều 107 và Điều 251 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (kể từ ngày 01/01/2018 thì áp dụng khoản 2 Điều 157 và Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) quyết định huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án;

    đ) Trường hợp đã có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và vụ án đang trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm hoặc xét xử tái thẩm thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm áp dụng một trong các điểm d, đ hoặc e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41, khoản 2 Điều 107 và Điều 286 hoặc khoản 3 Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (kể từ ngày 01/01/2018 thì áp dụng khoản 2 Điều 157 và Điều 392 hoặc khoản 3 Điều 402 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) quyết định huỷ bản án đã có hiệu lực pháp luật, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

    e) Cần lưu ý rằng việc đình chỉ vụ án đối với các trường hợp được quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41 là đình chỉ về mặt trách nhiệm hình sự. Tòa án phải ghi rõ trong quyết định hoặc trong bản án lý do của việc đình chỉ là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước, người được đình chỉ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    g) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án, Tòa án phải chuyển bản án, quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    3. Việc miễn chấp hành hình phạt quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 41 được thực hiện như sau:

    a) Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù;

     b) Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục;

     c) Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế còn lại theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt;

     d) Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền công dân còn lại theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc;

     đ) Đối với người bị xử phạt tù đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc;

    e) Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc;

    g) Khi xem xét, quyết định việc miễn chấp hành hình phạt cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    g.1) Các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết  41 chỉ quy định việc miễn chấp hành hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung), đối với các vấn đề khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng.... thì người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thi hành;

    g.2) Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội (trong cùng một bản án hoặc trong nhiều bản án), trong đó có tội mà Bộ luật Hình sự 2015 không quy định là tội phạm nữa, thì việc miễn chấp hành hình phạt đối với tội này được thực hiện như sau:

    - Nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt chưa vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm nữa.

    - Nếu người bị kết án đã chấp hành một phần hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt bằng hoặc vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

    h) Khi miễn chấp hành hình phạt, Toà án phải ghi rõ trong quyết định miễn chấp hành hình phạt lý do của việc miễn chấp hành hình phạt là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước, người được miễn chấp hành hình phạt không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    4. Đối với các đối tượng được quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41 mà đang bị truy nã, thì Toà án đã ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc miễn chấp hành hình phạt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để cơ quan này ra quyết định đình nã, nếu họ không bị truy nã về hành vi phạm tội khác.

    5. Người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41 thì đương nhiên được xóa án tích.

    Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Công văn hướng dẫn Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 về BLHS (file đính kèm)

     
    34031 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hung250676 (14/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận