Công văn 155/TANDTC-PC về việc áp dụng thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #463400 01/08/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Công văn 155/TANDTC-PC về việc áp dụng thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng

    Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 155/TANDTC-PC về việc áp dụng thống nhất về thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản tố tụng.

    Công văn này hướng dẫn kỹ thuật trình bày 8 biểu mẫu dùng trong tố tụng tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTPNghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP. Mời các bạn xem chi tiết tại file đính kèm. 

     

     
    38514 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    garan (01/08/2017) anthuylaw (01/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463414   01/08/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Đang đợi các này của em Trúc đây!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    trang_u (02/08/2017)
  • #463462   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày bản án dân sự sơ thẩm

    Chào mọi người, để mọi người dễ theo dõi, nên mình dẫn phần phụ lục của Công văn này thành từng nội dung nhỏ, đầu tiên, xin mở màn đó là Hướng dẫn trình bày bản án dân sự sơ thẩm:

    Mẫu số 52-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    —————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.........(1)

    ——————————

    Bản án số:....../....../.......(2)

    Ngày.......-.........-.........(3)

    V/v tranh chấp.....................(4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ———————————————————

     

    NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN..............................(5)

    - Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:(6)

    Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà).............................................

    Thẩm phán: Ông (Bà)............................................................................

    Các Hội thẩm nhân dân:

    Ông (Bà)................................................................................................

    Ông (Bà)................................................................................................

    Ông (Bà)................................................................................................

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(7)...................................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân(8)............. tham gia phiên tòa: Ông (Bà)........................................................... - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày........ tháng........ năm........(9) tại ........................................... xét xử sơ thẩm công khai(10) vụ án thụ lý số......../........./TLST-..........(11) ngày ........ tháng ........ năm ........ về tranh chấp ...........................................(12) theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số.........../........../QĐXXST-…. ngày ........ tháng ........ năm ........ giữa các đương sự:

    - Nguyên đơn:(13)....................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(14)........................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(15).................

    ........................................................................................................................

    - Bị đơn: (16)............................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(17)................................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(18).........................

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)..........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(20)  

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(21)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người làm chứng:(22)............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người giám định:(23).............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người phiên dịch:(24)............................................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(25)

    ..............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(26)

    [1] .........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

     

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(27) ........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (28)..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

     

    (29)..........................................................................................................

     

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 52-DS:

    Về thể thức:

    Bản án được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày bản án là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của bản án được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của bản án.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của bản án. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của bản án; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành bản án. Các ký tự trong số, ký hiệu của bản án được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Bản án số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, chữ cái đầu tiên của cụm từ được viết hoa; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của bản án có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v…....” của bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 14 pt:

    “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.....”

    - Trình bày phần đầu bản án: Nội dung phần đầu bản án trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 18 pt. Các cụm từ “Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa”, “Thẩm phán”, “Các Hội thẩm nhân dân”, địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một nguyên đơn thì ghi như sau: “- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi như sau:

    - Nguyên đơn:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung bản án: Nội dung bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của bản án: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối bản án và phần quyết định của bản án từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận bản án đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh của người có thẩm quyền ký bản án: Chức danh của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký bản án; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký bản án là 100 pt.

    Về nội dung:

    Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫn này được soạn thảo theo tinh thần quy định tại Điều 266 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mẫu bản án sơ thẩm kèm theo hướng dẫn này được sử dụng cho tất cả các Tòa án khi xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

    Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng mẫu bản án sơ thẩm kèm theo:

    (1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

    (2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án, ô thứ ba ghi ký hiệu loại bản án (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “số: 100/2017/DS-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “số: 108/2017/HNGĐ-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “số: 110/2017/KDTM-ST”; nếu là bản án giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “số: 115/2017/LĐ-ST”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.

    (4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật Tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

    (5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).

    (6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán...”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.

    (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).

    (8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện Kiểm sát nhân dân”.

    (9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày… đến ngày…” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi “trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi “từ ngày... tháng... đến ngày... tháng...” (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

    (10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.

    (11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).

    (12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).

    (13) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

    Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).

    (15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

    (16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).

    (17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (14).

    (18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (15).

    (22) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).

    (23) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (24) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (25) Trong phần này ghi rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ý kiến của Viện Kiểm sát; ghi ngắn gọn, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án; ghi rõ các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, các tình tiết mà các bên đã thống nhất, không thống nhất; đối với các tình tiết của vụ án mà các bên không thống nhất thì phải ghi rõ lý lẽ, lập luận của từng bên đương sự.

    (26) Ghi nhận định của Tòa án về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án (về áp dụng pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung). Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về chứng cứ và những tình tiết của vụ án; phân tích, viện dẫn những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự; yêu cầu, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát (nếu có); giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tùy từng trường hợp mà Tòa án phân tích, lập luận về việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng.

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.

    (28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó. Đối với trường hợp xét xử sơ thẩm lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì ghi vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy; trường hợp có quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì phải ghi rõ nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu thi hành án.

    (29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện Kiểm sát thì ghi như sau:

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 269 của Bộ luật Tố tụng dân sự; 

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

    ThẨm phán - ChỦ tỌA phiên tÒA

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     



    [1] Mẫu Bản án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động sơ thẩm đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463463   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày bản án dân sự phúc thẩm

    Mẫu số 75-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.............(1)

    ——————————

    Bản án số:........../........../..........(2)

    Ngày..........-............-..........(3)

    V/v tranh chấp......................(4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ——————————————————

     

    NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

    TÒA ÁN NHÂN DÂN..............................(5)

    - Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:(6)

    Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)...........................................

    Các Thẩm phán:                           Ông (Bà)...........................................

                                                         Ông (Bà)...........................................

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(7).............................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân(8).......... tham gia phiên tòa: Ông (Bà)....................................... - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày ....... tháng ........ năm ........ (9) tại ....................................... xét xử phúc thẩm công khai(10) vụ án thụ lý số....../...../TLPT-…. ngày ..... tháng ...... năm ........ về tranh chấp................................................................................................................

    Do Bản án……… sơ thẩm số..…/…../….. ngày….. tháng..… năm..… của Tòa án nhân dân ………….………… bị kháng cáo (hoặc kháng nghị).

    Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số...../...... /QĐ-PT …..........ngày..... tháng..... năm........ giữa các đương sự:

    - Nguyên đơn:(11)....................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(12)........................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(13).................

    ........................................................................................................................

    - Bị đơn:(14).............................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(15) ................................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(16).........................

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)..........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)  

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người làm chứng:(20) ...........................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người giám định:(21).............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người phiên dịch:(22)............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người kháng cáo:(23)............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Viện Kiểm sát kháng nghị:(24)...............................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(25)

    ..............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(26)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(27).........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (28)..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

     

    (29)..........................................................................................................

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 75-DS:

    Về thể thức:

    Bản án được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày bản án là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của bản án được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của bản án.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của bản án. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của bản án; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành bản án. Các ký tự trong số, ký hiệu của bản án được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Bản án số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, chữ cái đầu tiên của cụm từ được viết hoa; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của bản án có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v…...” của bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 14 pt:

    “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.....”

    - Trình bày phần đầu bản án: Nội dung phần đầu bản án trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 18 pt. Các cụm từ “Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa”, “Các Thẩm phán”, địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một nguyên đơn thì ghi như sau: “- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi như sau:

    - Nguyên đơn:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung bản án: Nội dung bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của bản án: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối bản án và phần quyết định của bản án từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận bản án đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh của người có thẩm quyền ký bản án: Chức danh của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký bản án; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký bản án là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) và (5) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).

    (2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: Nếu là bản án giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại năm 2017 có số 10 thì ghi: “số: 10/2017/KDTM-PT”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử phúc thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử phúc thẩm trong nhiều ngày.

    (4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật Tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

    (6) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.

    (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).

    (8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ "Tòa án nhân dân" thành "Viện Kiểm sát nhân dân".

    (9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày… đến ngày…” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi “trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi “từ ngày... tháng... đến ngày... tháng...” (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

    (10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.

    (11) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Trường hợp nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (12) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: "được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...". Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

    (13) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

    (14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

    (15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

    (16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).

    (20) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).

    (21) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (22) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (23) Ghi họ tên và tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.

    (24) Ghi người có thẩm quyền kháng nghị (ví dụ: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam).

    (25) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.

    (26) Trong phần này, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án viện dẫn, áp dụng; nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tùy từng trường hợp mà Tòa án phân tích, lập luận về việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.

    (28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có). Trường hợp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án. Ghi rõ bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

    (29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện Kiểm sát thì ghi như sau:

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 315 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM

    THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

     (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     



    [1] Mẫu Bản án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phúc thẩm đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463464   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC

    Mẫu số 90-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    ——————————

    Quyết định giám đốc thẩm

    số:..../....... /.........(1)

    Ngày.....-.....-.......(2)

    V/v tranh chấp ............(3)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ———————————————————

     

    NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có:(4) ....

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)......................... (5) Tòa án nhân dân tối cao.

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Ông (Bà) ................................. - Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    Trong các ngày ... tháng ... năm ...... (6) tại ............................ xét xử giám đốc thẩm vụ án .......... về ..................(7) giữa các đương sự:

    - Nguyên đơn:(8).....................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(9).........................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(10).................

    ........................................................................................................................

    - Bị đơn:(11).............................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(12)................................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(13).........................

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14)..........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15) ......

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người tham gia tố tụng khác (nếu có):.....................................................

    ........................................................................................................................    

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(17)

    ..............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(18)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(19) ...............................................................................................

    ........................................................................................................................

    (20)..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 350 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

    TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(21)

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 90-DS:

    Về thể thức:

    Quyết định được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày quyết định là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của quyết định được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của quyết định.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của quyết định. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của quyết định; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành quyết định. Các ký tự trong số, ký hiệu của quyết định được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Quyết định giám đốc thẩm số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu được viết hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của quyết định có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v...” của quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” là 14 pt:

    “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO”

    - Trình bày phần đầu quyết định: Nội dung phần đầu quyết định trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có” và cụm “HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” là 18 pt. Các cụm từ chỉ địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

     Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một nguyên đơn thì ghi như sau: “- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi như sau:

    - Nguyên đơn:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung quyết định: Nội dung quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của quyết định: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối và phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận quyết định đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định: Chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký quyết định là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “số: 100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “số: 108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “số: 110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “số: 115/2017/LĐ-GĐT”).

    (2) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

    (3) (7) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.

    (4) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

     (5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.

    (6) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

    (8) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

    Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).

    (10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

    (11) và (14) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).

    (12) và (15) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).

    (13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

    (17) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

    (18) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (19) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

    (20) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    (21) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.

     



    [1] Mẫu Quyết định giám đốc thẩm về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463466   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TANDTC

    Mẫu số 91-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO

    TẠI……………………(1)

    ————————

    Quyết định giám đốc thẩm

    số:..../....... /.........(2)

    Ngày........-.......-........(3)

    V/v tranh chấp..............(4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ———————————————————

    NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ỦY BAN THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI……………(5)

    - Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:(6)...

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(7)..................................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại...................... tham gia phiên tòa: Ông (Bà)................................................ - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày ... tháng ... năm ...... (8) tại ............. xét xử giám đốc thẩm vụ án .......... về ................... (9) giữa các đương sự:

    - Nguyên đơn:(10)....................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(11)........................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(12).................

    ........................................................................................................................

    - Bị đơn: (13)............................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(14)................................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(15).........................

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)..........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)  

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người tham gia tố tụng khác (nếu có):.................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(19)

    ..............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(20)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(21).........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (22)..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 350

    của Bộ luật Tố tụng dân sự;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

     

    TM. ỦY BAN THẨM PHÁN

    CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(23)

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 91-DS:

    Về thể thức:

    Quyết định được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày quyết định là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của quyết định được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của quyết định.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của quyết định. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của quyết định; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành quyết định. Các ký tự trong số, ký hiệu của quyết định được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Quyết định giám đốc thẩm số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu được viết hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của quyết định có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v...” của quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …” là 14 pt:

     “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ỦY BAN THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …”

    - Trình bày phần đầu quyết định: Nội dung phần đầu quyết định trình bày bằng in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có” và cụm từ “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …” là 18 pt. Các cụm từ chỉ địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một nguyên đơn thì ghi như sau: “- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi như sau:

    - Nguyên đơn:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung quyết định: Nội dung quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của quyết định: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối và phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận quyết định đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định: Chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký quyết định là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) (5) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).

    (2) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: Nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về dân sự năm 2017 có số 100 thì ghi: “số: 100/2017/DS-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình năm 2017 có số 108 thì ghi: “số: 108/2017/HNGĐ-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại năm 2017 có số 110 thì ghi: “số: 110/2017/KDTM-GĐT”; nếu là quyết định giải quyết tranh chấp về lao động năm 2017 có số 115 thì ghi: “số: 115/2017/LĐ-GĐT”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

    (4) (9) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết.

    (6) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

     (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.

    (8) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

    (10) Nguyên đơn là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên). Nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (11) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của nguyên đơn và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với nguyên đơn; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

    Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (Văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).

    (12) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều nguyên đơn thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào.

    (13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

    (14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

    (15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

    (19) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

    (20) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (21) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Bộ luật Tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

    (22) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 343 đến Điều 347 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    (23) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.



    [1] Mẫu Quyết định giám đốc thẩm về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463467   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày bản án hành chính sơ thẩm

    Mẫu số 22-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN........(1)

    —————————

    Bản án số:....../..........(2)/HC-ST

    Ngày...........-..........-.........(3)

    V/v khiếu kiện...................(4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ———————————————————

    NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.............................. (5)

    - Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:(6)

    Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà).............................................

    Thẩm phán: Ông (Bà)............................................................................

    Các Hội thẩm nhân dân:

    Ông (Bà)................................................................................................

    Ông (Bà)................................................................................................

    Ông (Bà)................................................................................................    

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(7)..............................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân(8)............. tham gia phiên tòa: Ông (Bà)........................................................... - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày........ tháng........ năm........(9) tại...........................................   xét xử sơ thẩm công khai(10) vụ án hành chính thụ lý số........./.........(11)/TLST-HC ngày........ tháng........ năm........ về........................................(12) theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số...../....../QĐXXST-HC ngày........ tháng........ năm........ giữa các đương sự:

    - Người khởi kiện:(13)...............................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện:(14)...................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện:(15)............

    ........................................................................................................................

    - Người bị kiện: (16)..................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(17)......................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện:(18) ..............

    ........................................................................................................................

    -  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)..........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(20)

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(21)........................................................................................................................    

    ........................................................................................................................

    -  Người làm chứng: (22)...........................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người giám định:(23).............................................................................

    ........................................................................................................................

    -  Người phiên dịch:(24)...........................................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(25)

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

     NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(26)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

     Căn cứ vào(27)........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (28)............................................................................................................

    ........................................................................................................................

     

    (29)............................................................................................................

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-HC:

    Về thể thức:

    Bản án được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày bản án là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của bản án được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của bản án.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của bản án. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của bản án; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành bản án. Các ký tự trong số, ký hiệu của bản án được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Bản án số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, chữ cái đầu tiên của cụm từ được viết hoa; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của bản án có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v........” của bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 14 pt:

     “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.....”

    - Trình bày phần đầu bản án: Nội dung phần đầu bản án trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ “Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 18 pt. Các cụm từ “Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa”, “Thẩm phán”, “Các Hội thẩm nhân dân”, địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một người khởi kiện thì ghi như sau: “- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi như sau:

    - Người khởi kiện:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung bản án: Nội dung bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của bản án: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối bản án và phần quyết định của bản án từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận bản án đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh của người có thẩm quyền ký bản án: Chức danh của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký bản án; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký bản án là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) Ghi tên Tòa án ra bản án. Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá).

    (2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: “số: 98/2017/HC-ST”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.

    (4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: về khiếu kiện quyết định thu hồi đất).

    (5) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).

    (6) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán...”, đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa, họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.

    (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).

    (8) Ghi tương tự hướng dẫn tại điểm (1) nhưng thay các chữ “Tòa án nhân dân” bằng “Viện Kiểm sát nhân dân”.

    (9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 17 tháng 8 năm 2017 tại...). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày trở lên, nếu số ngày là 02 ngày thì có thể ghi đủ số ngày (ví dụ: Trong các ngày 05 và 06 tháng 12...); nếu số ngày từ 03 ngày trở lên thì ghi từ ngày đến ngày (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 12 năm ...); nếu khác tháng mà xét xử liên tục thì ghi từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng ... (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 02 tháng 12 năm ...), nếu không xét xử liên tục thì ghi các ngày của từng tháng (ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm ...).

    (10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.

    (11) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý (ví dụ: số 19/2017/TLST-HC).

    (12) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4).

    (13) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh). Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (14) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo uỷ quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...”.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nhung).

    Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện (Văn bản uỷ quyền ngày... tháng... năm...).

    (15) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện; ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

    (16) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

    (17) và (20) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (14).

    (18) và (21) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (15).

    (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).

    (22) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú của người đó (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).

    (23) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (24) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (25) Trong phần này ghi rõ các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ghi ngắn gọn, đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án, trong đó ghi rõ ý kiến của Viện Kiểm sát về các tình tiết, những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong bản án, các tình tiết mà các bên đã thống nhất, đối với các tình tiết của vụ án mà các bên không thống nhất thì phải ghi rõ lý lẽ, lập luận của từng bên.

    (26) Ghi nhận định của Tòa án về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án (về áp dụng pháp luật tố tụng và áp dụng pháp luật nội dung). Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát (nếu có) để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về những tài liệu, chứng cứ, tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) để chấp nhận hoặc không chấp nhận từng yêu cầu, đề nghị cụ thể của đương sự; của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.

    (28) Quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí, chi phí tố tụng (nếu có) và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

    (29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án để gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức và Viện Kiểm sát thì ghi như sau:

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 196 của Luật Tố tụng hành chính;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

     

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

    ThẨm phán - ChỦ tỌA phiên tòa

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

     

     

     



    [1] Mẫu Bản án hành chính sơ thẩm đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.Hươ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463468   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày bản án hành chính phúc thẩm

    Mẫu số 46-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN........ (1)

    —————————

    Bản án số:......../.......(2)/HC-PT

    Ngày........-........-..............(3)

    V/v khiếu kiện................. (4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ———————————————————

     

    NHÂN DANH
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................................... (5)

    - Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:(6)

    Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: ........................................................... Ông (Bà)        

    Các Thẩm phán:                         Ông (Bà).............................................

                                                       Ông (Bà).............................................

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) (7).............................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân(8).................. tham gia phiên tòa: Ông (Bà).......................................... - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày...... tháng...... năm......... (9) tại.......................................
    xét xử phúc thẩm công khai(10) vụ án hành chính thụ lý số......../....../TLPT-HC
    ngày..... tháng..... năm........ về .......................................................................

    Do Bản án hành chính sơ thẩm số...../...../.....ngày..... tháng..... năm......  của Tòa án nhân dân.......................................... bị kháng cáo (hoặc kháng nghị).

    Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số...../....../QĐ-PT  ngày..... tháng..... năm.......... giữa các đương sự:

    -  Người khởi kiện:(11)..............................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện:(12)........................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện:(13)............

    ........................................................................................................................

    -  Người bị kiện:(14).................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(15)......................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện:(16)...............

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)...........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)

    .........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(19)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    -  Người làm chứng:(20)...........................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người giám định:(21).............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người phiên dịch:(22)............................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người kháng cáo: (23)..................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Viện Kiểm sát kháng nghị:(24)...............................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(25)

    ............................................................................................................. ..

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(26)

    [1].................................................................................................... ......

    ........................................................................................................................

     [2]....................................................................................................... ..

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(27).........................................................................................

    ........................................................................................................................

     (28)..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

     

    (29)...........................................................................................................

     

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 46-HC:

    Về thể thức:

    Bản án được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày bản án là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của bản án được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của bản án.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của bản án. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của bản án; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của bản án được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành bản án. Các ký tự trong số, ký hiệu của bản án được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Bản án số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, chữ cái đầu tiên của cụm từ được viết hoa; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của bản án có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v…....” của bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 14 pt:

    “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TÒA ÁN NHÂN DÂN.....”

    - Trình bày phần đầu bản án: Nội dung phần đầu bản án trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có” và cụm từ “TÒA ÁN NHÂN DÂN…” là 18 pt. Các cụm từ “Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa”, “Các Thẩm phán”, địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một người khởi kiện thì ghi như sau: “- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi như sau:

    - Người khởi kiện:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung bản án: Nội dung bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của bản án; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của bản án: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối bản án và phần quyết định của bản án từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bản án được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận bản án đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh của người có thẩm quyền ký bản án: Chức danh của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký bản án được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký bản án; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký bản án là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) và (5) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).

    (2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: “số: 10/2017/HC-PT”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử phúc thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử phúc thẩm trong nhiều ngày.

    (4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).

    (6) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.

    (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).

    (8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện Kiểm sát nhân dân”.

    (9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

    (10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.

    (11) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (12) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

    (13) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

    (14) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

     (15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

    (16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).

    (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

    (20) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).

    (21) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (22) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).

    (23) Ghi họ tên và tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.

    (24) Ghi người có thẩm quyền kháng nghị (ví dụ: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh A).

    (25) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án và quan hệ pháp luật cần giải quyết; quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung và lý do của kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu của người kháng cáo, đề nghị của người kháng nghị; ý kiến của Viện Kiểm sát.

    (26) Trong phần này, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án viện dẫn, áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.

    (28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có), về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án. Ghi rõ bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

    (29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và đóng dấu (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức và Viện Kiểm sát thì ghi như sau:               

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 244 của Luật Tố tụng hành chính;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

     

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM

    THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

     (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     



    [1] Mẫu Bản án hành chính phúc thẩm đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463469   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày Quyết định giám đốc thẩm của vụ án hành chính của HĐTP TANDTC

    Mẫu số 54-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

    ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    —————————

    Quyết định giám đốc thẩm

    số:......../....... (1)/HC-GĐT

    Ngày........-........-............(2)

    V/v khiếu kiện................. (3)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - hạnh phúc

    ——————————————————

     

    NHÂN DANH
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có: (4)

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(5).......................... Tòa án nhân dân tối cao.

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Ông (Bà)........................................... - Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    Trong các ngày....... tháng..... năm........(6) tại.........................................
    xét xử giám đốc thẩm vụ án hành chính về (7)........................ giữa các đương sự:

    -  Người khởi kiện: (8)..............................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện: (9)...................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: (10)...........

    ........................................................................................................................

    -  Người bị kiện:(11).................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(12)......................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện:(13)...............

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14)...........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15)  

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người tham gia tố tụng khác (nếu có):.......................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(17)

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(18)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2] .........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(19).........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (20)...........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 279 của Luật Tố tụng hành chính;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

     

    TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(21)

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-HC:

    Về thể thức:

    Quyết định được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày quyết định là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của quyết định được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của quyết định.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của quyết định. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của quyết định; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành quyết định. Các ký tự trong số, ký hiệu của quyết định được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Quyết định giám đốc thẩm số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu được viết hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của quyết định có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa  các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v...” của quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” là 14 pt:

     “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO”

    - Trình bày phần đầu quyết định: Nội dung phần đầu quyết định trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có” và cụm từ “HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” là 18 pt. Các cụm từ chỉ địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng kiểu chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một người khởi kiện thì ghi như sau: “- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi như sau:

    - Người khởi kiện:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung quyết định: Nội dung quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của quyết định: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối và phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận quyết định đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định. Chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh của người có thẩm quyền ký quyết định; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký quyết định là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: “số: 10/2017/HC-GĐT”).

    (2) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

    (3) (7) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).

    (4) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

    (5) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên.

    (6) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

     (8) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (9) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

    (10) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

    (11) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

    (12) và (15) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).

    (13) và (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

    (14) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).

    (17) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

    (18) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (19) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Luật Tố tụng hành chính, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

    (20) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 272 đến Điều 276 của Luật Tố tụng hành chính.

    (21) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.


    [1] Mẫu Quyết định giám đốc thẩm về hành chính của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #463470   02/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Hướng dẫn trình bày Quyết định giám đốc thẩm của vụ án hành chính của Ủy ban Thẩm phán Tòa cấp cao

    Mẫu số 55-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

     ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)[1]

    ——————————————————————————————————————————————————

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI........................... (1)

    ————————

    Quyết định giám đốc thẩm

    số:......./....... (2)/HC-GĐT

    Ngày ........-........-..............(3)

    V/v khiếu kiện................. (4)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - hạnh phúc

    ——————————————————

     

    NHÂN DANH
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ỦY BAN THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI……………(5)

    - Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:(6)...

    - Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)(7)..................................................................

    - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại............................tham gia phiên tòa: Ông (Bà)................................................ - Kiểm sát viên.

    Trong các ngày....... tháng..... năm........(8) tại.........................................
    xét xử giám đốc thẩm vụ án hành chính về.......  (9)  giữa các đương sự:

    -  Người khởi kiện: (10).............................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện: (11)..................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện: (12)...........

    ........................................................................................................................

    -  Người bị kiện:(13).................................................................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(14)......................................

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện: (15)..............

    ........................................................................................................................

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(16)...........................................

    ........................................................................................................................

    Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(17)  

    ........................................................................................................................

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(18)........................................................................................................................

    ........................................................................................................................

    - Người tham gia tố tụng khác (nếu có):......................................................

    ........................................................................................................................

    NỘI DUNG VỤ ÁN:(19)

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    ...............................................................................................................

    ........................................................................................................................

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:(20)

    [1]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    [2]..........................................................................................................

    ........................................................................................................................

    Vì các lẽ trên,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Căn cứ vào(21).........................................................................................

    ........................................................................................................................

    (22)...........................................................................................................

    ....................................................................................................................... .

    Nơi nhận:

    - Ghi theo quy định tại Điều 279 của Luật Tố tụng hành chính;

    - Lưu: VT, hồ sơ vụ án.

     

    TM. ỦY BAN THẨM PHÁN

    CHỦ TỌA PHIÊN TÒA(23)

    (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     


    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 55-HC:

    Về thể thức:

    Quyết định được trình bày trên trang giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm); định lề trên, lề dưới từ 20-25 mm, bên phải từ 15-20 mm, bên trái từ 30-35 mm. Phông chữ sử dụng trình bày quyết định là phông chữ tiếng Việt, kiểu chữ Times New Roman của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Trang của quyết định được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không hiển thị số trang thứ nhất, đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của quyết định.

    - Trình bày Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên Tòa án: Quốc hiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của quyết định. Tiêu ngữ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt canh giữa phía dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các từ được viết hoa, giữa các từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. Tên Tòa án được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, đặt cân đối ở phía trên cùng, bên trái trang đầu tiên của quyết định; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài tên Tòa án và đặt ở giữa, cân đối so với dòng chữ.

    - Trình bày số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định: Số, ký hiệu, ngày ban hành và trích yếu của quyết định được đặt canh giữa dưới tên Tòa án ban hành quyết định. Các ký tự trong số, ký hiệu của quyết định được trình bày liền nhau, không cách chữ. Cụm từ “Quyết định giám đốc thẩm số:…/…/…” được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu được viết hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau chữ “số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước. Năm ban hành được ghi đầy đủ các số. Ký hiệu của quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số, năm ban hành và ký hiệu của quyết định có dấu gạch chéo (/).

    Ngày ban hành quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, giữa các ngày tháng năm có gạch nối “-”.

    Trích yếu “V/v...” của quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng; cách cụm từ “NHÂN DANH” là 24 pt.

    - Trình bày nội dung trong ngoặc kép dưới đây bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định, khoảng cách giữa cụm từ “NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và cụm từ “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …” là 14 pt:

     “NHÂN DANH

    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ỦY BAN THẨM PHÁN

    TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …”

    - Trình bày phần đầu quyết định: Nội dung phần đầu quyết định trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các cụm từ Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có”, “Thư ký phiên tòa”, “Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại … tham gia phiên tòa” trình bày bằng kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa cụm từ Thành phần Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm có” và cụm từ “ỦY BAN THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI …” là 18 pt. Các cụm từ chỉ địa vị pháp lý của các đương sự, người tham gia tố tụng khác trình bày bằng chữ nghiêng.

    Trường hợp mỗi địa vị pháp lý chỉ có một người tham gia tố tụng thì viết các thông tin của họ ngay sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý đó. Trường hợp có nhiều người tham gia tố tụng có cùng địa vị pháp lý thì sau cụm từ chỉ địa vị pháp lý chung phải xuống dòng và đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập trước các thông tin của từng người tham gia tố tụng.

    Ví dụ:

    Nếu có một người khởi kiện thì ghi như sau: “- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại...”.

    Nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi như sau:

    - Người khởi kiện:

    1. Bà Lê Thị C; cư trú tại...

    2. Ông Nguyễn Văn A;

    3. Ông Nguyễn Văn B;

    Cùng cư trú tại....”

    - Trình bày nội dung quyết định: Nội dung quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu từ cách dòng đơn (single) đến 1.5 pt. Các tiêu đề “NỘI DUNG VỤ ÁN:”, “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:”, “QUYẾT ĐỊNH:” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, sau có dấu hai chấm, đặt canh giữa theo chiều ngang của quyết định; khoảng cách giữa các tiêu đề này và đoạn trên, đoạn dưới là 12 pt.

    - Trình bày phần cuối cùng của quyết định: Phần nơi nhận được trình bày sát lề trái. Chữ “Nơi nhận” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; khoảng cách giữa phần cuối và phần quyết định của Quyết định giám đốc thẩm từ 12 pt đến 18 pt; phần liệt kê cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận quyết định được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng. Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức nhận quyết định đầu dòng có gạch ngang sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;).

    Phần ghi chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định: Chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm. Họ và tên của người có thẩm quyền ký quyết định được trình bày bằng chữ in thường, chữ cái đầu của các từ được viết hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, đặt ở giữa, cân đối với chức danh, chức vụ của người có thẩm quyền ký quyết định; khoảng cách giữa họ tên và chức danh của người có thẩm quyền ký quyết định là 100 pt.

    Về nội dung:

    (1) (5) Ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh).

    (2) Ô thứ nhất ghi số quyết định, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: “số: 10/2017/HC-GĐT”).

    (3) Ghi ngày, tháng, năm ra quyết định giám đốc thẩm.

    (4) (9) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).

    (6) Ghi họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi họ tên, chức danh của Chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử.

    (7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án.

    (8) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).

     (10) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

    (11) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.

    (12) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.

    13) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

    (14) và (17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).

    (15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).

    (16) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

    (19) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

     (20) Ghi nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau: phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).

    Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].

    (21) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ điểm, khoản của Luật Tố tụng hành chính, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định.

    (22) Tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định theo quy định từ Điều 272 đến Điều 276 của Luật Tố tụng hành chính.

    (23) Chánh án chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm thì ghi “CHÁNH ÁN”, nếu Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm chủ tọa phiên tòa thì ghi “PHÓ CHÁNH ÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”; nếu Thẩm phán chủ tọa thì ghi “THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA”.


    [1] Mẫu Quyết định giám đốc thẩm về hành chính của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đã được thể hiện cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày và được ban hành kèm theo Công văn số 155/TANDTC-PC ngày 28-7-2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #560805   22/10/2020

    vietkingvuong
    vietkingvuong

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn. Cho mình hỏi là khi Tòa án soạn thảo văn bản tố tụng có cần phải đưa số Biểu mẫu vào không? 

    Ví dụ: Mẫu số 75-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) có cần đưa vào phần đầu của văn bản không.

    Cám ơn!

    VKV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vietkingvuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2020)