Công văn 152/TANDTC-PC hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu

Chủ đề   RSS   
  • #461760 19/07/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Công văn 152/TANDTC-PC hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu

    Để kịp thời hướng dẫn Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, Tòa án ban hành Công văn 152/TANDTC-PC hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu với các nội dung chính như sau:

    Công văn 152

    1. Hướng dẫn xác định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất 

    2. Hướng dẫn về đại diện

    3. Hướng dẫn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    4. Hướng dẫn chuyển giao quyền yêu cầu

    5. Hướng dẫn các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (Điều 688 BLDS 2015)

    6. Hướng dẫn kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng 

    7. Hướng dẫn thời hiệu khởi kiện

    8. Hướng dẫn khởi kiện và thụ lý vụ án 

    9. Hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm của DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và DN, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đối với chủ nợ có bảo đảm (Điều 41 và 53 Luật phá sản 2014)

    Mời các bạn xem chi tiết tại Công văn 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017.

     

    Cập nhật bởi trang_u ngày 19/07/2017 12:04:26 CH
     
    85792 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #461905   20/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Một số nội dung quan trọng của Công văn 152/TANDTC-PC

    Về xác định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất

    Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thng, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyn quyền sử dụng đất.

    Về giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực (Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015)

    - Giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    - Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005.

    - Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    - Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

    Về thời hiệu khởi kiện 

    Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Thứ hai, Thời điểm phát sinh tranh chấp dân sự quy định tại Điều 2 Nghị quyết 103/2015/QH13 là ngày khi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Quy định về thời hiệu khi kiện tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 đthụ lý, giải quyết vụ án dân sự.

    Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự (Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính).

    Về nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    - Áp dụng quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 về địa chỉ nơi cư trú. Theo đó, trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

    - Áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Theo đó, Điều 5 và Điều 6 Nghị quyết này đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết về xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và việc xử lý việc ghi địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đi với các chủ n có bảo đảm (Điều 41 và Điều 53 Luật Phá sản năm 2014)

    Thứ nhất, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý vụ việc phá sản, các Tòa án nhân dân phải:

    - Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    - Tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.

    - Tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ có bảo đảm.

    Thứ hai, trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2013, Thm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

    - Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

    - Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.

    Thứ ba, trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản năm 2013.

    Thứ tư, việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 53 Luật Phá sản năm 2013 được thực hiện như sau:

    - Đi với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

    - Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ đưc thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm ln hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 20/07/2017 03:14:42 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Bonghatmit (20/07/2017)