Công ty phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm

Chủ đề   RSS   
  • #595616 20/12/2022

    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Công ty phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm

    Hiện nay Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Không thể tiếp tục duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự và đứng trước bờ vực phá sản. Trong trường hợp này, vấn đề được rất nhiều người quan tâm là chủ thể nào có trách nhiệm trong trường hợp công ty phá sản.

    1. Phá sản là gì ?

    Căn cứ theo khoản 2 điều 4 Luật Phá sản 2014. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

    Doanh nghiệp bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

    +Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

    +Tòa án tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.

    Thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán.

    2. Công ty TNHH phá sản thì sẽ như thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm?

    Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 47, 50 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định.Phạm vi chịu trách nhiệm của Hội đồng thành viên Công ty TNHH với nghĩa vụ tài sản của công ty: “Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Trừ hai trường hợp sau thành viên sẽ phải chịu trách nghiệm với số vốn đã cam kết vào doanh nghiệp.

    Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.

    Những thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

    3. Công ty cổ phần phá sản ai chịu trách nhiệm?

    Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua.

    Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

    Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2020.Khi công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, cổ đông công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua/đăng ký mua trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.

    4. Trường hợp vẫn còn tài sản thì tài sản đó sẽ được giải quyết như sau?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật phá sản 2014. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

    Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

    Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

    Thành viên của công ty hợp danh.

    5. Án phí,lệ phí cho thủ tục phá sản

    Căn cứ Theo Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Theo đókhi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng.

    Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

    Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

    Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

     
    19166 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyentanviet2000 vì bài viết hữu ích
    nguyenanhtuan.agile@gmail.com (01/07/2023) ThanhLongLS (21/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595694   22/12/2022

    Công ty phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, phá sản được biết tới là tình trạng một công ty/doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính và bị thua lỗ dẫn đến không đảm bảo đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khi đó, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty đó bị phá sản nếu đủ điều kiện.

    Tuy nhiên, mình cũng xin bổ sung thêm nội dung về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 gồm chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn, cụ thể như sau:

    Thứ nhất, chế độ trách nhiệm vô hạn bản chất được hiểu là nghĩa vụ trả nợ cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ.

    Ưu điểm: Tạo được sự tin tưởng với đối tác, khách hàng trong nghĩa vụ trả nợ vì chế độ chịu trách nhiệm bằng cả tài sản không đầu tư vào kinh doanh.

    Nhược điểm: Nhiều chủ thể sẽ không dám đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm. Điều này rất dễ làm mất cân đối các ngành nghề kinh doanh nền kinh tế.

    Thứ hai, chế độ trách nhiệm hữu hạn bản chất là chế độ mà các chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong phạm vi phần vốn góp của mình.

    Ưu điểm: Khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh nhiều rủi ro, mạo hiểm. Điều này giúp cân đối nền kinh tế.

    Nhược điểm: Khách hàng, đối tác khó có khả năng đòi hết được các khoản nợ nếu công ty làm ăn thua lỗ, bị phá sản.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn huy.tran3089@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2022) nguyentanviet2000 (23/12/2022) nguyenanhtuan.agile@gmail.com (01/07/2023)
  • #595862   26/12/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Công ty phá sản ai sẽ chịu trách nhiệm

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn chia sẻ. Minh xin bổ sung một số thông tin và trách nhiệm của Giám đốc khi công ty cổ phần phá sản, như sau:

    - Nếu giám đốc không đồng thời là cổ đông của công ty: họ không có trách nhiệm đối với các “khoản nợ” của công ty khi công ty phá sản. Trừ khi, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành có hành vi gây thiệt hại, thua lỗ cho công ty thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty đối với hành vi đó.

    - Nếu giám đốc là người đại diện theo pháp luật, đồng thời là cổ đông công ty thì theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020, giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn người đó đã góp vào doanh nghiệp.

    Có hai loại phá sản là phá sản đơn và phá sản gian lận:

    - Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định.

    - Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nợ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn.

    Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoangvy15 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/12/2022)