Công an cho biết 06 dấu hiệu nhận biết tiền giả

Chủ đề   RSS   
  • #603911 10/07/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2300)
    Số điểm: 79719
    Cảm ơn: 78
    Được cảm ơn 1672 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Công an cho biết 06 dấu hiệu nhận biết tiền giả

    Dạo gần đây, tội phạm tiền giả ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định pháp luật tiền giả và các dấu hiệu để nhận biết tiền giả.

    Tiền giả là gì?

    Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định:

    Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

    Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;... bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010).

    Dấu hiệu nhận biết tiền giả

    Theo lực lượng công an cho biết, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện một số loại tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng.

    Qua đó, thông báo về một số đặc điểm nhận biết, cụ thể: Tiền giả polymer mệnh giá 500.000 đồng (seri BD, PH, QZ, ZF, PB, RV); 50.000 đồng (seri EX); 20.000 đồng (seri FA).

    Các loại tiền giả này có đặc điểm nhận biết như sau: 

    (1) Hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít;

    (2) Không có hiệu ứng đổi màu, lấp lánh như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn có làm giả cụm số dập nổi bằng phương pháp in;

    Khi nghiêng tờ tiền, ở tiền thật mực sẽ đổi màu chuyển từ vàng sang xanh lá cây hoặc ngược lại, trong khi tiền giả không đổi màu hoặc đổi màu nhưng không đúng màu như polymer thật.

    (3) Khi soi dưới đèn cực tím: số seri dọc và số seri ngang không phát quang, khu vực cửa sổ phát quang, nhìn thấy rõ cụm số mệnh giá giả dập nổi dưới đèn cực tím.

    (4) Loại tiền giả polymer không được làm từ polymer nên không đàn hồi. Các hình bóng chim không tinh xảo.

    Ở tờ tiền thật, hình ảnh Bác Hồ cũng như hình chùa Một Cột được in sáng trắng, rõ nét, khắc họa chi tiết.

    (5) Dây bảo hiểm trên tiền thật còn có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN" hoặc "VND", trong khi tiền giả không rõ ràng hoặc không có yếu tố này.

    (6) Khi ngửi thử tờ tiền vì polymer thật có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết, còn tiền giả có mùi nhựa hoặc mùi nhựa ni lông nồng.

    Lực lượng công an đề nghị người dân khi phát hiện tiền giả, đối tượng sử dụng, tiêu thụ, vận chuyển tiền giả báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

    Quy định về Tội làm tiền giả

    - Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.

    - Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.

    -  Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).

    -  Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).

    Mục đích của các hành vi trên là nhằm để thu lợi bất chính.

    Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định như sau:

    - Đối với các đối tượng chuẩn bị phạm tội này, pháp luật quy định bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-03 năm.

    - Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm.

    - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu  đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    307 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận