Con dấu doanh nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và xu hướng hiện nay

Chủ đề   RSS   
  • #422676 25/04/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Con dấu doanh nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và xu hướng hiện nay

    >>> Con dấu doanh nghiệp và giá trị pháp lý

    >>> Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

    >>> Nghị định mới về quản lý và sử dụng con dấu

    Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp dường như là vấn đề được tranh luận sôi nổi khi từ ngày 01/7/2015 các doanh nghiệp được mở rộng quyền tự do, được quyền quản lý và quyết định hình thức con dấu, liệu rằng trong các hợp đồng giao dịch hay các văn bản khác của doanh nghiệp có giá trị không khi không sử dụng con dấu?

    Việc sử dụng con dấu doanh nghiệp có còn mang tính bắt buộc như trước đây? Mời các bạn cùng nhìn ra thế giới về xu hướng hiện nay trong việc sử dụng con dấu.

    1. Xu hướng hiện nay về việc sử dụng con dấu

    Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), trong số 189 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng về môi trường kinh doanh tại báo cáo Doing Business:

    - Có 79 quốc gia có thủ tục làm con dấu doanh nghiệp là một trong những thủ tục của quy trình gia nhập thị trường. Trong số này, chỉ có 7 quốc gia quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu (bao gồm: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Triều Tiên, Buhtan), 72 quốc gia còn lại cho phép doanh nghiệp được lựa chọn việc có sử dụng con dấu hay không.

    - Có 110 quốc gia không sử dụng con dấu doanh nghiệp: Canada (từ năm 1971), Anh (từ năm 1989), California – Mỹ (từ năm 1995), Úc (từ năm 1998), Armenia (từ năm 2010), Hy Lạp (từ năm 2013), Hồng Kông (từ tháng 3/2014),…

    con dấu doanh nghiệp

    - Mức độ phổ biến của việc sử dụng con dấu doanh nghiệp như một quy định bắt buộc tỷ lệ nghịch với mức thu nhập và không vượt quá tỷ lệ 50%. Ở nhóm Thu nhập cao, chỉ có 30% số quốc gia coi việc sử dụng con dấu là bắt buộc. Ở các nhóm Thu nhập trên trung bình, Thu nhập dưới trung bình và Thu nhập thấp, tỷ lệ này lần lượt là 41%, 48% và 50%.

    2. Quy định trong Luật của một số nước về con dấu doanh nghiệp

    Sau đây là một số ví dụ cụ thể về quy định pháp lý đối với con dấu doanh nghiệp của một số quốc gia:

    - Quy định của Vương quốc Anh:

    con dấu doanh nghiệp Anh

    + Vương quốc Anh bãi bỏ việc doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng con dấu kể từ năm 1989. Theo quy định của Luật Công ty 2006 của Anh: doanh nghiệp không bắt buộc phải có con dấu; tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có con dấu thì nội dung của con dấu phải tuân thủ một số nguyên tắc chung. Luật này cũng quy định con dấu doanh nghiệp và chữ ký của người có thẩm quyền có giá trị ngang nhau trong việc khẳng định giá trị pháp lý của văn bản do doanh nghiệp ban hành. Quy định cụ thể như sau: 

    + Điều 45 Luật Công ty 2006 của Anh quy định như sau về con dấu chung của doanh nghiệp:

    Section 45: Common seal

    (1) A company may have a common seal, but need not have one.

    (2) A company which has a common seal shall have its name engraved in legible characters on the seal.

    (3) If a company fails to comply with subsection (2) an offence is committed by—

     

    (a) the company, and

    (b) every officer of the company who is in default.

    (4) An officer of a company, or a person acting on behalf of a company, commits an offence if he uses, or authorises the use of, a seal purporting to be a seal of the company on which its name is not engraved as required by subsection (2).

     

     

    (5) A person guilty of an offence under this section is liable on summary conviction to a fine not exceeding level 3 on the standard scale.

    Điều 45: Con dấu chung

    (1) Một doanh nghiệp có thể có một con dấu chung, nhưng không bắt buộc.

    (2) Một doanh nghiệp có con dấu chung sẽ phải có tên doanh nghiệp được khắc chữ rõ ràng trên con dấu đó.

    (3) Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định tại khoản 2 điều này, người phải chịu trách nhiệm pháp lý vì hành vi vi phạm này là:

    (a) doanh nghiệp, và

    (b) các nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm liên đới.

    (4) Một nhân viên của doanh nghiệp, hoặc một cá nhân thay mặt doanh nghiệp, được coi là có hành vi vi phạm pháp luật nếu người đó sử dụng, hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng một con dấu với ý nghĩa là con dấu của doanh nghiệp nhưng không có tên doanh nghiệp được khắc trên con dấu đó theo quy định tại khoản 2 điều này.

    (5) Người vi phạm các quy định tại điều này phải chịu mức xử phạt hành chính theo quy định không vượt quá mức độ 3 của thang tiêu chuẩn.

    + Điều 44 Luật Công ty 2006 của Anh quy định như sau về tính pháp lý của các loại giấy tờ của doanh nghiệp:

    Section 44: Execution of documents

    (1) Under the law of England and Wales or Northern Ireland a document is executed by a company-

     

    (a) by the affixing of its common seal, or

    (b) by signature in accordance with the following provisions.

    (2) A document is validly executed by a company if it is signed on behalf of the company-

    (a) by two authorised signatories, or

    (b) by a director of the company in the presence of a witness who attests the signature.

    (3) The following are "authorised signatories" for the purposes of subsection (2)-

    (a) every director of the company, and

    (b) in the case of a private company with a secretary or a public company, the secretary (or any joint secretary) of the company.

    Điều 44: Giá trị pháp lý của tài liệu

    (1) Theo Luật của nước Anh và xứ Wales hay Bắc Ireland, một tài liệu có giá trị pháp lý được ban hành bởi một công ty –

    (a) bằng cách đóng dấu con dấu bằng con dấu của doanh nghiệp, hoặc

    (b) bằng cách ký vào tài liệu theo quy định tại các khoản dưới đây.

    (2) Một tài liệu của doanh nghiệp được coi là có giá trị pháp lý nếu nó được ký thay mặt cho doanh nghiệp -

    (a) bởi hai người có thẩm quyền ký, hoặc

    (b) bởi một giám đốc doanh nghiệp trước sự chứng kiến của những người sẽ chứng thực cho chữ ký đó.

    (3) Những người sau là người có thẩm quyền ký với mục đích được nêu ở khoản 2 điều này –

    (a) tất cả các giám đốc của doanh nghiệp, và

    (b) đối với doanh nghiệp tư nhân với một thư ký hoặc một doanh nghiệp công cộng, là người thư ký (hoặc bất cứ người đồng thư ký nào khác) của doanh nghiệp.

     - Quy định của Hồng Kông:

    Theo Pháp lệnh Công ty (622) - Companies Ordinance (622) của Hồng Kông, công ty không bắt buộc phải có con dấu chung (common seal). Theo quy định, con dấu phải được làm bằng kim loại, được khắc chữ tên công ty một cách rõ ràng, dễ nhìn. Nếu hình thức con dấu không đúng quy định thì các cá nhân liên quan sẽ bị vi phạm pháp luật và phải chịu mức phạt ở mức độ 3. Nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt HK$300 mỗi ngày cho đến khi khắc phục hành vi vi phạm đó.

    con dấu doanh nghiệp của Hồng Kông

    Ngoài ra, Pháp lệnh Công ty Hồng Kông cho phép công ty đã có con dấu chung có thể có con dấu chính thức (official seal) để sử dụng ở nước ngoài. Con dấu chính thức đó phải là bản sao của con dấu chung của công ty, nhưng có khắc rõ ràng tên địa điểm nơi con dấu này sẽ được sử dụng.

    Quy định cụ thể về con dấu chung của công ty như sau:

    Điều 124 Pháp lệnh Công ty Hồng Kông:

    Section 124: Company may have common seal etc.

    (1) A company may have a common seal.

    (2) A company’s common seal must be a metallic seal having the company’s name engraved on it in legible form.

    (3) If subsection (2) is contravened, the company, and every responsible person of the company, commit an offence,

    and each is liable to a fine at level 3.

    (4) If an officer of a company or a person on behalf of a company uses, or authorizes the use of, a seal that purports to be the company’s common seal and that contravenes subsection (2), the officer or person commits an offence and is liable to a fine at level 3.

    Điều 124: Công ty có thể có con dấu chung

    (1) Một công ty có thể có 1 con dấu chung

    (2) Con dấu chung của công ty phải làm bằng kim loại, được khắc tên công ty một cách rõ ràng

    (3) Nếu không tuân thủ quy định tại khoản 2, công ty và tất cả những người có trách nhiệm của công ty phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này và mỗi người phải chịu mức xử phạt ở mức độ 3.

    (4) Một nhân viên của doanh nghiệp, hoặc một cá nhân thay mặt doanh nghiệp, được coi là có hành vi vi phạm pháp luật nếu người đó sử dụng, hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng một con dấu với ý nghĩa là con dấu của doanh nghiệp nhưng không có tên doanh nghiệp được khắc trên con dấu đó theo quy định tại khoản 2 điều này và phải chịu mức xử phạt ở mức độ 3.

    - Quy định của Úc:

    Theo Luật Công ty 2001 – Corporation Act 2001, công ty không bắt buộc phải có con dấu, nếu có 1 con dấu thì nó phải là con dấu chung của công ty (common seal). Theo quy định, con dấu phải có tên công ty, mã số công ty ACN (Australian Company Number) hoặc mã số kinh doanh ABN (Australian Business Number). Công ty có thể ký kết hợp đồng mà không cần sử dụng con dấu. Trường hợp công ty nhân bản con dấu chung thì các con dấu nhân bản phải được ghi rõ tương ứng là “duplicate seal” hoặc “share seal” hoặc  “certificate seal”.

    con dấu doanh nghiệp của Úc

    Section 123: Company may have common seal

    (1) A company may have a common seal. If a company does have a common seal, the company must set out on it:

    (a) for a company that has its ACN in its name—the company’s name; or

    (b) otherwise—the company’s name and either: (i) the expression “Australian Company Number” and the company’s ACN; or (ii) if the last 9 digits of the company’s ABN are the same, and in the same order, as the last 9 digits of its ACN— the expression “Australian Business Number” and the company’s ABN.

    Note 1: A company may make contracts and execute documents without using a seal (see sections 126 and 127).

    Note 2: For abbreviations that can be used on a seal, see section 149.

    (2) A company may have a duplicate common seal. The duplicate must be a copy of the common seal with the words “duplicate seal”, “share seal” or “certificate seal” added.

    (3) A person must not use, or authorise the use of, a seal that purports to be the common seal of a company or a duplicate if the seal does not comply with the requirements set out in subsection (1) or (2).

    (4) An offence based on subsection (3) is an offence of strict liability.

    Điều 123: Công ty có thể có con dấu chung

    (1) Công ty có thể có con dấu chung. Nếu công ty có con dấu chung, con dấu của công ty phải thể hiện các thông tin sau:

    (a) tên công ty nếu trong tên công ty đã bao gồm mã ACN; hoặc

    (b) nếu không, có tên công ty và có một trong các thông tin sau: (i) có dòng chữ “Australian Company Number” và mã ACN của doanh nghiệp đó; hoặc (ii) nếu 9 ký tự cuối của mã ABN của doanh nghiệp trùng với 9 ký tự cuối của mã CAN của doanh nghiệp đó thì con dấu phải có dòng chữ “Australian Business Number” và mã ABN của doanh nghiệp

    Lưu ý 1: Công ty có thể ký kết hợp đồng và các tài liệu mà không cần con dấu (xem Điều 126 và Điều 127)

    Lưu ý 2: Quy định về chữ viết tắt trên con dấu, xem Điều 149.

    (2) Công ty có thể có thêm con dấu thứ hai. Con dấu thứ hai phải là bản sao của con dấu chung với cụm từ: “duplicate seal” hoặc “share seal” hoặc “certificate seal”

    (3) Không được phép sử dụng hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng con dấu với ý nghĩa là con dấu của công ty nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản (1) và (2) điều này.

     

    (4) Người vi phạm quy định tại khoản 3 điều này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

    - Quy định của Nhật Bản:

    + Ở Nhật Bản, con dấu được sử dụng cùng với chữ ký để khẳng định tính pháp lý của văn bản. Không chỉ pháp nhân mà cá nhân cũng sử dụng con dấu để đóng dấu vào các văn bản quan trọng. Người Nhật có hai loại con dấu cơ bản đó là: con dấu không phải đăng ký (mitomein) và con dấu phải đăng ký (jitsuin).

    con dấu doanh nghiệp của Nhật Bản

    + Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bắt buộc phải sử dụng con dấu của người đại diện theo pháp luật (đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền) để đóng dấu vào đơn đăng ký. Doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng con dấu của công ty và con dấu của người đại diện theo pháp luật, trong đó, con dấu của người đại diện theo pháp luật được coi là quan trọng hơn vì chỉ có con dấu này là bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật Nhật Bản quy định rõ con dấu là tài sản giá trị của doanh nghiệp.

    Thông thường, văn bản của doanh nghiệp được coi là có giá trị pháp lý khi trên đó thể hiện: tên doanh nghiệp, thông tin về người đại diện theo pháp luật và con dấu của người đại diện theo pháp luật. Khi thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng, nếu thiếu con dấu của người đại diện theo pháp luật (ví dụ như trường hợp quên mang theo con dấu của người đại diện theo pháp luật), các văn bản vẫn có giá trị với hai bên đối tác, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải phiền toái khi có sự bất đồng, xung đột dẫn đến kiện tụng vì bên đối tác có thể yêu cầu tòa vô hiệu hóa giao dịch, hợp đồng với lí do là việc ký kết không xuất phát từ ý chí của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải chứng minh được rằng giao dịch hay hợp đồng đó đã được thực hiện, ký kết theo ý chí của mình.

    + Việc quản lý và sử dụng con dấu được quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến con dấu. Kích cỡ, hình thức của con dấu được quy định chi tiết bởi Bộ Tư pháp (Ministry of Justice).

    Các loại con dấu được đặt tên gọi tương ứng với ý nghĩa, mục đích sử dụng của chúng, ví dụ như: con dấu liên kết (bridging seal) – sử dụng để đóng vào giữa hai trang giấy liền kề nhau, con dấu đóng trước khi sửa chữa (pre-affixed correction seal) – đóng dấu trước khi có sự sửa chữa trong văn bản, con dấu sửa chữa (correction seal) – đóng dấu sau khi sửa chữa văn bản,… Ý nghĩa sử dụng của con dấu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước.

    + Điều 20 Luật Đăng ký Thương mại của Nhật quy định:

    Article 20: Submission of seal impression

    (1) A person who is required to affix a seal to a written application for registration shall submit an impression of such seal to a registry office in advance.

    (2) In cases where an application for registration is to be filed by a privately appointed agent, the provision of the preceding paragraph shall apply to a person who has appointed said agent or a representative thereof.

    (3) The provisions of the preceding two paragraphs shall not apply to an application for registration to be made at the location of a branch office of a company.

    Điều 20: Đăng ký con dấu

    (1) Người đóng dấu vào bản đăng ký phải nộp và đăng ký ý nghĩa sử dụng của mẫu với cơ quan có thẩm quyền.

    (2) Trong trường hợp đối tượng nộp đơn là một tổ chức tư nhân thì quy định nêu trên được áp dụng cho người được chỉ định hoặc người đại diện của tổ chức đó.

     

    (3) Các quy định tại hai khoản trên không áp dụng đối với trường hợp nộp đơn đăng ký của chi nhánh doanh nghiệp.

    Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế họach Đầu tư

     
    63553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #423050   27/04/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Tư tưởng DN đi đâu cũng phải có con dấu mang theo để xác thực, tương tự như chuyện người đi đâu cũng phải mang theo Sổ hộ khẩu đó. 

    Ở những nước phát triển, người ta đâu có sử dụng sổ hộ khẩu như mình nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #472790   29/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    shin_butchi viết:

    Tư tưởng DN đi đâu cũng phải có con dấu mang theo để xác thực, tương tự như chuyện người đi đâu cũng phải mang theo Sổ hộ khẩu đó. 

    Ở những nước phát triển, người ta đâu có sử dụng sổ hộ khẩu như mình nữa

    vì ở những nước đó luật pháp phát triển và quản lý chặt chẽ hơn so với Việt Nam. Ngoài ra, việc có con dấu trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay là cần thiết. Nó giúp ngăn cản được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu chỉ bằng chữ kí thì cần phải có cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ kí, lúc đó khâu thủ tục càng phức tạp hơn cho doanh nghiệp nữa nha bạn. Mỗi ngày doanh nghiệp có thể kí kết hàng trăm giấy tờ, hợp đồng,... Nếu cái nào cũng như vậy thì sẽ rất mất thời gian và hiệu quả công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #423686   06/05/2016

    Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, con dấu doanh nghiệp hiện nay còn quá nhiều khúc mắc, các cơ quan chưa thống nhất với nhau về hướng xử lý ( Công An và Sở kế hoạch). Chắc sẽ sớm có lần sửa đổi mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #426283   04/06/2016

    truongnguyenthach1994
    truongnguyenthach1994
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2015
    Tổng số bài viết (140)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 53
    Được cảm ơn 190 lần


    Nhớ không lầm, cách đây 2 năm từng gặp và trò chuyện với thầy Nguyễn Tiến Hoàng của FTU2 để trao đổi về vấn đề con dấu doanh nghiệp. Thời điểm đó thầy có nói, Việt Nam là một trong số ít các nước bắt buộc phải dùng con dấu tròn. Sau này khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, có những quy định mới về tự do lựa chọn hình thức, mẫu mã con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên sau một thời gian được làm việc với các trung tâm dịch vụ đăng kí doanh nghiệp, tôi chưa được tiếp nhận một con dấu có hình thì hay màu sắc nào khác. Trong tiềm thức người VN, đã là cơ quan tổ chức thì phải có con dấu, mà đã là con dấu thì phải có hình tròn và màu đỏ. Nói để biết, việc thay đổi những quy định pháp luật về con dấu cho ta được quá nhiều lợi ích nhưng k phải ai cũng nhận thấy và biết được những lợi ích đó.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn truongnguyenthach1994 vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (13/03/2017) anthuylaw (20/05/2017) soltecvn (02/06/2018) hutbephot3mien (17/10/2019)
  • #426773   08/06/2016

    baopro1993
    baopro1993

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Công nhận là ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng dùng đến con dấu, giải quyết mọi việc chỉ đóng 1 cái là ok. Mấy cá nhân muốn giao dịch gì cũng bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp để giao dịch cho dễ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baopro1993 vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (13/03/2017)
  • #446877   19/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Tuy Luật doanh nghiệp quy định cho DN tự do quyết định số lượng con dấu, nhưng không quy định minh thị có buộc DN phải có con dấu hay không. Để phù hợp với pháp luật quốc tế chúng ta nên phát triển theo hướng để doanh nghiệp tự do lựa chọn có hay không có con dấu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #470942   14/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    HuynhVanLam610 viết:

    Tuy Luật doanh nghiệp quy định cho DN tự do quyết định số lượng con dấu, nhưng không quy định minh thị có buộc DN phải có con dấu hay không. Để phù hợp với pháp luật quốc tế chúng ta nên phát triển theo hướng để doanh nghiệp tự do lựa chọn có hay không có con dấu. 

    Mình cảm thấy ngược lại, nếu có con dấu thì việc thực hiện các giao dịch, hợp đồng dễ dàng hơn. Qua quá trình làm việc mình nhận thấy răng nếu chỉ có chữ kí thì các hợp đồng phải thông qua công chứng, chứng thực. Mà việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tại phòng công chứng luôn bắt bẻ về câu chữ,... Việc có con dấu giúp doanh nghiệp chủ động và đỡ mất thời gian hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #446887   19/02/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Con dấu đỏ trong tiềm thức của người dân đã quá sâu sắc, không có dấu đỏ thì không đáng tin nên dù theo luật doanh nghiệp mới 2014 không cần phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an như trước đây nữa mà có thể tùy ý sáng tạo nội dung, hình thức cho con dấu miễn sao thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp, sau đó thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia là được. Tuy nhiên các bạn vẫn nên sử dụng mẫu con dấu công ty truyền thống như trước đây cho đơn giản, đừng sáng tạo quá mức tránh làm cho các đối tác bị bỡ ngỡ và hoang mang khi ký hợp đồng.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (13/03/2017)
  • #448079   26/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp tự do về số lượng và hình thức mẫu dấu nhưng việc có con dấu vẫn phải buộc, nhiều trường hợp cần để đối tác tin cậy vào quyết định hợp tác. Nói chung là việc có con dấu đã in sâu vào văn hóa doanh nghiệp rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #448091   26/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Từ việc pháp luật quy định việc quyết định số lượng, hình thức con dấu sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định sang việc doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, số lượng con dấu, đã là một hướng mở lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bắt buộc có con dấu là vẫn còn, nên hay không đối với việc bỏ đi con dấu doanh nghiệp, đó vẫn còn là chuyện của tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #453822   18/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình muốn biết lịch sử của con dấu quá? tại sao ngay từ đầu khi ra đời nó đã mang hình tròn rồi! Hình tròn của con dấu đã khắc sâu trong suy nghĩ, giờ mà thấy có con dấu khác sẽ làm cho nhiều người nghĩ ngay"ủa giả hay sao vậy?"

     
    Báo quản trị |  
  • #453911   19/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    giangmoom viết:

    Mình muốn biết lịch sử của con dấu quá? tại sao ngay từ đầu khi ra đời nó đã mang hình tròn rồi! Hình tròn của con dấu đã khắc sâu trong suy nghĩ, giờ mà thấy có con dấu khác sẽ làm cho nhiều người nghĩ ngay"ủa giả hay sao vậy?"

    "Ngay khi ra đời nó đã hình tròn rồi", nhận định này có dẫn chứng không bạn?

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #492895   29/05/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    giangmoom viết:

    Mình muốn biết lịch sử của con dấu quá? tại sao ngay từ đầu khi ra đời nó đã mang hình tròn rồi! Hình tròn của con dấu đã khắc sâu trong suy nghĩ, giờ mà thấy có con dấu khác sẽ làm cho nhiều người nghĩ ngay"ủa giả hay sao vậy?"

    Không nhất thiết phải là hình tròn bạn nhé:
     
    Cụ thể trong Nghị định 96/2015 ND-CP chỉ ra rõ ở các điều sau quy định về con dấu của công ty, nội dung hình thức và dấu của văn phòng đại diện công ty.
     
    Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
     
    a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
     
    b) Số lượng con dấu.
     
    c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
     
    2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
     
    3. Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
     
    Báo quản trị |  
  • #453939   19/05/2017

    Hiện nay, chỉ có 7 quốc gia quy định việc đóng dấu của doanh nghiệp mang tính bắt buộc và nhằm xác nhận chữ ký, tư cách pháp lý. Còn khoảng 171 quốc gia khác, thì con dấu chỉ thể hiện ý nghĩa là dấu hiệu, biểu trưng cho một doanh nghiệp mà thôi.Việt Nam chúng ta nằm trong số đó

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (13/06/2017)
  • #457223   13/06/2017

    Mình nghĩ việc đóng dấu để xác thực diễn ra rất lâu, ví dụ như vua chúa thời xưa chẳng hạn nên giờ nó ăn sâu vào tiềm thức, tạo sự tin cậy, ngày nay tuy Luật doanh nghiệp có thỏa mái hơn về vấn đề này nhưng vẫn phải có con dấu của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp giao dịch, trách lừa đảo. Vấn đề này mình nghĩ nhà nước nên để các doanh nghiệp tự chon có hay không, vì môi trường thương mại cần tự do, ai thông minh thì sẽ nhận ra doanh nghiệp vào tốt và đâu là lừa đảo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongvandung1220 vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (27/08/2020)
  • #457511   15/06/2017

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Thực ra thì hình thức Hợp đồng không bao gồm con dấu chẳng hạn như các giao dịch bằng miệng, không bằng văn bản mà vẫn có giá trị pháp lý rằng buộc. Nhưng  ở Việt Nam, thông lệ từ trước tới giờ khi các bên giao kết Hợp đồng thường kèm chữ ký và đóng dấu của tổ chức, một phần vì chữ ký của cá nhân ở VN chưa được đăng ký nên phải kèm theo việc đóng dấu của pháp nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #465638   26/08/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Ở nước mình thủ tục hành chính còn áp đặt lên doanh nghiệp rất là nhiều. Kinh doanh thì cần phải có tính linh hoạt, nhanh chóng và chạy theo xu hướng phát triển của thế giới. Cứ giữ cái tư tưởng hành chính cứng nhắc như vậy thì không biết bao giờ nền Kinh tế Việt Nam mới đuổi kịp thế giới được.

     
    Báo quản trị |  
  • #465670   26/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Ở Việt Nam học hỏi rất nhiều thứ ở nước ngoài về kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên khi những hình thức đó tồn tại ở Việt Nam thì trở nên biến tướng và không hợp lý với nước ta. Những thứ mới học được từ các nước nhưng áp dụng thì liệu cơ sở vật chất, hệ thống của nhà nước có đáp ứng với những thay đổi đó không hay là chỉ tạo thêm gánh nặng cho pháp luật về điều chỉnh thêm nội dung mới  

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #466364   31/08/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình thấy hiện nay, tại nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như những doanh nghiệp công ty ngoài nhà nước việc quản lý và sủ dụng quản lý con dấu còn lỏng lẻo, nên còn xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

     
    Báo quản trị |  
  • #466903   07/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Ngoài là biểu trưng của doanh nghiệp thì con dấu còn đóng vai trò quan trọng trong khi doanh nghiệp dưới tư cách pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật khác. Nêu như Việt Nam bây giờ bỏ con dấu thì sẽ dẫn đến những hệ quả khác đặc biệt trong vấn đề xác định thẩm quyền, trách nhiệm cũng như ý chí của các bên. Cũng giống như cá nhân kí kết các hợp đồng theo hình thức bằng văn bản là chữ kí thì doanh nghiệp dưới tư cách là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng cần con dấu thể hiện tư cách của mình. Với hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập và để tránh xảy ra tranh chấp khi một bên chủ thể là doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp luật thì mình thấy việc sử dụng con dấu là hợp lý.

     
    Báo quản trị |