Cố ý gây thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #476379 29/11/2017

    huongnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cố ý gây thương tích

    Thưa luật sư chuyện như sau:chong con có gây thương tích với 1 người hàng xóm a ta bi thương tích 11% còn chồng con bị thương tích 19%.do trong quá trinh xô xát chồng con là người chống trả lại.va a ta là người cầm búa,chong con la ngưòi cầm tấm ván nhưng trong tấm ván lại có đinh.vay con muốn hỏi luạt sư la liêu chồng con có thể xin bảo lãnh va xin hưởng án treo được không.hien tại bây giờ chồng con là trụ cột gia đình,dang nuôi 2dua con nhỏ 1dua 4tuoi va 1dua 6thang tuổi ạ.chua có tiền án tiền sư.gia đinh con thành khẩn khai báo.xin luật sư giai đáp gium con ạ.kinh thưa luật sư.
     
    2933 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huongnguyen vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476417   29/11/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , gây thương tích cho người khác từ 11% đã đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Bộ luật hình sự 1999:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    ...

    Điều kiện để được hưởng án treo:

    Điều 60. Án treo

    1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người  được hưởng án  treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người  được hưởng án  treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

     5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

     
    Báo quản trị |  
  • #482271   15/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn,

    Chồng bạn có gây thương tích anh hàng xóm 11% thì phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thưởng tích theo khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

    Tuy nhiên, chồng bạn là trụ cột gia đình, đang nuôi 2 đứa con nhỏ, 1 đứa 4 tuổi và 1 đứa 6 tháng tuổi , chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn khai báo.

    Đây sẽ là hình thức giảm nhẹ, Bộ luật hình sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015 quy định nhiều điều mới. Trong đó, án treo là một trong số các điều được bổ sung mới giúp cho việc quản lý những người thi hành án treo sẽ theo hướng chặt chẽ hơn.

    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù và với họ sẽ áp dụng thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm. Trong thời gian thử thách nếu phạm tội mới thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

     

     
    Báo quản trị |