Có thể khởi kiện tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này?

Chủ đề   RSS   
  • #501415 04/09/2018

    thuanquang29

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể khởi kiện tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này?

    Thưa luật sư: 

    Em bán cho bạn của em 1,8 tấn gỗ trị giá 97.35 triệu đồng nhưng ko có giấy tờ gì chỉ có thỏa thuận miệng giữa 2 bên . nhưng đến ngày trả thì không thấy bạn em trả tiền và khất lần khất lượt tới nay đã quá 7 tháng so với lịch hẹn ban đầu . vậy em có thể kiện bạn em về tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản ko ? nếu có thì thì tục cần thực hiện sẽ như thế nào ? giờ em chỉ có nh tin nhắn và các đoạn hội thoại đòi nợ trên đt thôi.

    Mong luật sư tư vấn giúp em.

    Em cảm ơn

     

     
    9960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501530   06/09/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo Điều 116,119, 385 BLDS 2015 thì Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Như thông tin bạn đã cung cấp, bạn và bạn của bạn giao kết hợp đồng mua bán tài sản dưới hình thức lời nói.

    Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: 

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

    a) Có tổ chức; 

    b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

    g) Tái phạm nguy hiểm”. 

    Trong trường hợp của bạn, người kia nhận được tài sản của bạn thông qua hình thức giao dịch hợp đồng mua bán, đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, với giá trị tài sản là 97,35 triệu đồng. Như vậy, người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Khoản 2 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Bạn cần làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện để điều tra xác minh tội phạm.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #501788   10/09/2018

    LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

    Chào bạn!

    Luật Hải Nguyễn xin tư vấn về trường hợp của bạn như sau.

    Bạn đã  bán 1,8 tấn gỗ trị giá 97,35 triệu đồng cho một người bạn, như vậy có thể thấy rằng đây là một hợp đồng dân sự. Căn cứ theo Điều 116, 119, 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng dân sự được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trong trường hợp pháp luật quy định Hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực, phải đăng ký thì phải tuân theo các quy định đó. Theo như lời bạn trình bầy ở trên, thì Hợp đồng của bạn với bạn của bạn được giao kết bằng lời nói. Tuy nhiên, dến thời điểm hiện tại, bạn của bạn vẫn chưa trả số tiền trên và đã trễ hẹn 07 tháng so với lịch hẹn ban đầu.

    Vì bạn không mô tả rõ điều kiện tài chính hiện tại của bạn bạn, cũng như các hành vi khách quan của bạn bạn nên chúng tôi rất khó có thể tư vấn được cụ thể cho bạn. vì vậy, chúng tôi xin chia ra làm hai trường hợp:

    Trường hợp 1: Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự:

    Nếu bạn có căn cứ cho rằng, sau khi nhận số lượng gỗ trong Hợp đồng mà bạn dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt 1,8 tấn gỗ trên, hoặc sử dụng 1,8 tấn gỗ đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả trả số tiền 97,35 triệu hoặc có khả năng nhưng cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả  thì bạn của bạn đã đủ các dấu hiệu để cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau”

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Như vậy, có thể thấy rằng, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 02 năm đến 7 năm tù giam.

    Để có thể khởi tố vụ án, bạn cần làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án đến cơ quan Công an cấp huyện hoặc cấp xã, ngoài ra bạn cần cung cấp các bằng chứng, chứng cứ mà bạn đang nắm giữ như các cuộc hội thoại, các tin nhắn… để cơ quan điều tra có thể thuận lợi tiến hành điều tra hơn.

    Trường hợp 2. Khởi kiện vụ án dân sự.

    Trong trường hợp của bạn, theo tôi là khởi kiện vụ án dân sự sẽ hợp lý và hợp tình hơn. Bởi lẽ người kia cũng là bạn của bạn, mục đích của bạn là số tiền 97,35 triệu đồng, mặt khác bạn vẫn còn liên lạc được với người bạn kia, người bạn kia chưa có hành vi bỏ trốn hay trốn tránh nghĩa vụ trả tiền vì có thể, trong giai đoạn này họ đang khó khăn về tài chính.

    Để khởi kiện vụ án dân sự, bạn cần phải thực hiện những thủ tục sau

    Thứ nhất là đơn khởi kiện.

     Trong đơn khởi kiện cần phải có những nội dung chính sau:

    - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện

    - Tên Toà án nhận đơn khởi kiện

    - Tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của bạn, số điện thoại, số thẻ CCCD hoặc CMND, địa chỉ thư điện tử (nếu có)

    - Tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của bị đơn (bạn của bạn), số điện thoại, số thẻ CCCD hoặc CMND nếu có

    - Tên, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có)

    - Nội dung yêu cầu khởi kiện

    - Danh sách các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

    Thứ hai, tài liệu chứng cứ cần nộp cho Toà án kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh đơn khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp bao gồm các đoạn tin nhắn, các cuộc hội thoại giữa bạn và người bạn của bạn và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan.

    Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên là Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người bạn của bạn) cư trú, làm việc. Trừ trường hợp bạn và người bạn của bạn thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (của bạn) thì Toà án nơi bạn cư trú có thẩm quyền giải quyết và các trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của Luật Hải Nguyễn, nếu có vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

    (NV: HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #531083   21/10/2019

    HoangVanThinh99
    HoangVanThinh99

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội cho vay nặng lãi không có giấy tờ có kiện đk k ạ!

    Có một người bạn tôi họ cho vay lãi suất theo ngày.7000/1 ngày 1 triệu.nhưng k có giấy tờ.bạn đó cho vay 40tr và h người ta k thể trả lãi nữa do bị vỡ nợ và đã hẹn 3-5 tháng để thu xếp tiền trả.bạn ấy bảo đưa đơn kiện vs lí do người vay lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản thì có đk k?và k có giấy tờ.và bên vay đã khất cho tg xếp tiền để trả gốc.nếu bên vay kiện lại vs tội cho vay lãi cao thì có đk k?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoangVanThinh99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019)
  • #531565   28/10/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Tại Khoản 1 Điều 468 Luật Dân sự năm 2015 quy định:

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

    Lãi suất tối đa mà các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm tức là không được vượt quá 1,67%/tháng.

    Tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự, tại Điều 163 có quy định như sau:

    “Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

    1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”.

    Theo đó, trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự và tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng có thể được thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

    Như vậy, chỉ cấu thành tội cho vay nặng lãi khi thỏa mãn 2 dấu hiệu được nêu ở trên.

    Vậy trong trường hợp của bạn, bạn cho vay với mức lãi suất 7.000 đồng/1 triệu/1 ngày nếu số lợi bất chính bạn thu được đã tù 40.000.000 đồng trở lên thì bạn sẽ phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định nêu trên. Nếu số lãi bạn thu được chưa đến 40.000.000 đồng thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự. Bạn cũng nên lưu ý rằng có thể phần lãi suất này bạn không đưa vào hợp đồng nhưng trên thực tế người vay vẫn phải trả khoản này nên không loại trừ việc có ngươi làm chứng hoặc có bằng chứng như chứng từ chuyển khoản ngân hàng, ghi âm, ghi hình việc trả lãi. Bạn nên chỉ đòi phần tiền gốc và mức lãi suất mà pháp luật cho phép, phần lãi suất vi phạm bạn nên xóa cho người vay.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019)
  • #537291   13/01/2020

    trinhnhat1995.c500
    trinhnhat1995.c500

    Male
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn, đối với trường hợp của bạn mình có ý kiến như sau:

    - Vấn đề bạn của bạn (mình gọi là bên B) chưa trả số tiền thanh toán cho bạn (bên A).

    Việc mua bán của bạn là hợp đồng dân sự bằng lời nói. Do đã quá thời gian thanh toán mà bên B chưa thanh toán số tiền cho bạn thì trước hết bạn làm đơn tới toà án dân sự để xử lý. 

    - Khi toá án dân sự đã xử lý mà bên B vẫn không thanh toán số tiền trên cho bạn thì bạn làm đơn tố cáo đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện nơi xảy ra vụ việc trên để được xử lý theo quy định.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhnhat1995.c500 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/01/2020)
  • #537484   18/01/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Câu hỏi đã được trả lời

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/01/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.