Có phạm tội chiếm đoạt tài sản không ?

Chủ đề   RSS   
  • #579312 08/01/2022

    canhoidap78

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:08/01/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phạm tội chiếm đoạt tài sản không ?

    Bà tôi có 4 người con. Từ lúc bà sống bà, bà có ở cùng  tin tưởng mẹ tôi và giao cho mẹ đứng tên sổ tiết kiệm gần 20 năm nay. Nhưng khi bà mất bác A đòi được đứng tên sổ tiết kiệm đó và có nói to tiếng ở ngân hàng, nên mẹ tôi đành cho bác đứng tên sổ ( trước sự chứng kiến của nhân viên ngân hàng) Vậy nếu xảy ra tranh chấp về tài sản mà bác A không đồng ý với khoản chia đó, và không có ý định trả lại khoản tiền sổ tiết kiệm trên thì bác A có phạm tội chiếm đoạt tài sản không? Mong được tư vấn ạ

     
    316 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579366   14/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Có phạm tội chiếm đoạt tài sản không ?

    Chào bạn, về trường hợp bạn chia sẻ, mình xin chia sẻ quan điểm như sau

    Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ quyền sở hữu dựa trên cơ sở là đứng tên sổ tiết kiệm. Theo khoản 3, khoản 4 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm được ban hành theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định người đứng tên trên sổ tiết kiệm cũng như thẻ tiết kiệm của mình là chủ sở hữu của tiền gửi tiết kiệm. Trường hợp nếu có hai cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ/sổ tiết kiệm thì sẽ được xem như là đồng sở hữu tiền tiết kiệm.

    Như vậy, khi mẹ của bạn đứng tên sổ tiết kiệm khi được bà của bạn cho phép thì mẹ của bạn là chủ sở hữu đối với khoản tiền gửi tiết kiệm đó, đồng nghĩa với số tiền tiết kiệm đó là tài sản riêng của mẹ bạn, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo luật Dân sự.

    Trong trường hợp mẹ bạn cho bác A đứng tên sổ tiết kiệm, vì mình không đủ thông tin, nên sẽ chia theo hai trường hợp như sau:

    Trường hợp cả mẹ bạn và bác A cùng đứng tên sổ tiết kiệm được xem là đồng sở hữu tiền tiết kiệm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN. Đối với trường hợp này, cả hai đều có quyền sở hữu đối với khoản tiền tiết kiệm, có quyền lợi như nhau. Việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

    Như vậy, khi là cùng đứng tên sổ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm là tài sản chung của cả hai người, việc chia số tiền tiết kiệm này sẽ được áp dụng theo quy định chia tài sản chung. Khi xảy ra tranh chấp tài sản liên quan đến số tiền tiết kiệm, nếu bác A chiếm hữu toàn bộ mà không được sự đồng ý, cho phép của mẹ bạn là hành vi vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên, để cấu thành tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 cần xét đến dấu hiệu hành vi sử dụng “thủ đoạn gian dối”. Trong trường hợp không có sử dụng thủ đoạn gian dối thì không đủ cấu thành tội phạm.

    Trường hợp, trên sổ tiết kiệm chỉ đứng tên bác A, tức là mẹ bạn đã thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với sổ tiết kiệm cho bác A. Vì sổ tiết kiệm cũng là một loại tài sản, nên các quyền, nghĩa vụ của chủ thể xoay quanh chuyển quyền sở hữu đối với sổ tiền kiệm được quy định như chuyển quyền sở hữu tài sản trong pháp luật dân sự.

    Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật dân sự 2015, khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao. Như vậy, khi hoàn thành Giấy chuyển nhượng sổ tiết kiệm theo mẫu của Ngân hàng cấp, quyền sở hữu đối với số tiền tiết kiệm của mẹ bạn sẽ chấm dứt, lúc này bác A sẽ là chủ sở hữu của số tiền tiết kiệm đó. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp, số tiền tiết kiệm vẫn thuộc tài sản riêng của bác A.

     
    Báo quản trị |