Có những cơ chế mua bán điện trực tiếp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #613683 04/07/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có những cơ chế mua bán điện trực tiếp nào?

    Ngày 03/07/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Theo đó, Nghị định quy định 02 cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.

    Đối tượng mua bán điện trực tiếp là ai?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định Đối tượng mua bán điện trực tiếp gồm:

    1. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng bao gồm:

    - Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;

    - Khách hàng sử dụng điện lớn.

    2. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:

    - Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

    - Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

    - Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).

    Những cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức như sau:

    1. Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định 80/2024/NĐ-CP

    2. Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 80/2024/NĐ-CP bao gồm:

    - Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

    - Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;

    - Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

    Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong mua bán điện trực tiếp

    Căn cứ Điều 19 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn như sau:

    1. Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo khi nhận được văn bản đề nghị bán điện và các tài liệu liên quan của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo.

    2. Kiểm tra kết quả tính toán của Tổng công ty Điện lực về tỷ lệ tổn thất điện năng dự kiến năm N (Kpp) và công bố tỷ lệ này trước ngày 30 tháng 11 năm N-1.

    3. Tính toán, báo cáo Bộ Công Thương kết quả tính toán trước khi công bố quyết định về các chi phí quy định tại Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, bao gồm:

    - Chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng áp dụng đối với Khách hàng của các Tổng công ty Điện lực năm N theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 12 năm N-1.

    Trường hợp chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng áp dụng đối với Khách hàng của các Tổng công ty Điện lực năm N công bố trước ngày 15 tháng 12 năm N-1 được tính toán theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của năm N được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, rà soát và cho ý kiến theo quy định tại cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cập nhật chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng của năm N theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP

    - Trước ngày 30 tháng M-1, tính toán và công bố chi phí thanh toán bù trừ chênh lệch tháng M-2 (PCL).

    Nghị định 80/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/07/2024

     
    74 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận