Có được lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình trong khối tàn sản chung của vợ chồng?

Chủ đề   RSS   
  • #562797 17/11/2020

    oanh51296

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Có được lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình trong khối tàn sản chung của vợ chồng?

    Mình đang thắc mắc vấn đề pháp lý này, hy vọng nhận được sự giúp đỡ của mọi người:

    Tài sản chung của hai vợ chồng là một thửa đất rộng khoảng 1000m2, chồng chết không để lại di chúc và chưa phân chia di sản thừa kế do các anh em trong gia đình không thống nhất ý kiến với nhau. Vậy thì trường hợp này người vợ có thể lập di chúc tại Văn phòng công chứng để định đoạt 1/2 giá trị quyền sử dụng đất nêu trên hay không, hay là bắt buộc phải phân chia di sản thừa kế hoặc khởi kiện tại Tòa án.

    Mình đang phân vân giữa hai ý kiến: 

    - Thứ nhất, người vợ được quyền để lại Di chúc bởi vì BLDS 2015 quy định sở chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, vì vậy người vợ có quyền định đoạt đối với 1/2 khối tài sản chung này. Mặt khác, cho dù có làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay khởi kiện tại Tòa án thì người vợ đương nhiên có 1/2 tài sản này rồi, chỉ phân chia 1/2 khối tài sản là di sản của người chồng để lại thôi.

    - Thứ hai, người vợ không được để lại thừa kế bởi vì theo Điều 188 Luật đất đai 2013 thì đất đang có tranh chấp với các đồng thừa kế của người chồng liên quan đến toàn bộ thửa đất nên người vợ không có quyền để lại thừa kế.

     
    1556 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn oanh51296 vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (17/11/2020) ThanhLongLS (17/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562821   17/11/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Thưa bạn, trường hợp bạn đưa ra, mình xin có ý kiến giải quyết như sau:

    Vì bạn không nói rõ "anh em trong gia đình" là các con của hai vợ chồng này hay các anh em ruột của người đã chết, nên mình sẽ chia hai trường hợp: 

    1. "Anh em trong gia đình" là anh em ruột của bố

    2. "Anh em trong gia đình" là các con của bố

    Trước hết, vì quyền sử dụng 1000m2 đất bạn nhắc đến là tài sản chung cua vợ chồng, Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

    "Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

    1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

    ..."

    Theo như bạn nói, người chồng không có di chúc, nghĩa là sau khi người chồng chết tài sản đó thuộc quản lý của người vợ.

    Lúc này người vợ sẽ là người trực tiếp quản lý tài sản, tuy nhiên phần sở hữu của vợ là 1/2 giá trị quyền sử dụng đất trên, tức người vợ có quyền sở hữu riêng với 500m2 trong phần 1000m2 đó. 

    Quyền sử dụng 500m2 đất còn lại thuộc sở hữu của chồng, lúc này người chồng đã mất mà không có di chúc, việc chia di sản thừa kế theo pháp luật dựa vào 2 trường hợp được mình nêu ở đầu bài như sau:

    Trường hợp 1:

    Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế như sau:

    "a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;"

    Khoản 3 Điều này lại quy định:

    "3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Kết hợp 2 Khoản này, ta có thể khẳng định anh em ruột của bố chỉ được chia tài sản thừa kế nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất của bố cũng đã chết, mà bạn đã đưa thông tin rằng ít nhất vẫn còn vợ của bố đang sống, thì anh em ruột của bố không có quyền hưởng thừa kế.

    Trường hợp 2:

    Lúc này những người con trong gia đình và mẹ đều ở cùng hàng thừa kế, Khoản 2 Điều 651 quy định:

    "2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."

    Theo đó, phần di sản của bố sẽ được chia đều cho cả mẹ và các con, tức lấy 500m2 đất thuộc quyền sở hữu của bố chia đều cho mẹ và các con.

    Cho dù ở trường hợp nào, người vợ đều phải được chia phần tài sản là quyền sử dụng 500m2 đất trong 1000m2 đất tài sản chung. Còn lại 500m2 đất của người chồng thì tùy vào các thành viên hiện tại ở hàng thừa kế thứ nhất để chia.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 17/11/2020 04:36:54 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (17/11/2020) oanh51296 (17/11/2020)
  • 1 thành viên cảm ơn thienhuyendl vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)
  • #562833   17/11/2020

    oanh51296
    oanh51296

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảm ơn bạn, vấn đề bạn tư vấn mình đã hiểu rồi. Mình chỉ còn thắc mắc ở chỗ là vậy người vợ đó có thể lập Di chúc để định đoạt 500m2 + thừa kế theo pháp luật trong phần 500m2 di sản TK của chồng hay không?

    Vì mình cũng đã hỏi qua một số bạn làm thư ký nghiệp vụ ở phòng công chứng, có bạn thì nói đương nhiên vợ được 500m2 + thừa kế theo pháp luật trong phần 500m2 di sản TK của chồng rồi đó nhưng không thể công chứng di chúc của vợ được vì đất chưa kê khai di sản thừa kế nên chưa thể xác định được phần cụ thể của người vợ là bao nhiêu, chỉ nói định đoạt chung chung 1/2 số tài sản thì chưa thể biết 1/2 đó nó ở vị trí nào, thửa nào (thửa giáp mặt tiền hay thửa bên trong, chẳng hạn vậy). Mặt khác, nếu có một trong những người con khởi kiện tại Tòa rồi thì càng không vì Điều 188 LĐĐ quy định "đất đang có tranh chấp" không được để thừa kế.

    Cũng có bạn nói là công chứng Di chúc được vì chắc chắn người vợ có quyền lập di chúc định đoạt 500m2 + thừa kế theo pháp luật trong phần 500m2 di sản TK của chồng rồi, còn sau này phân chia như thế nào thì do các đồng thừa kế thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết, chứ lập Di chúc là quyền của chủ sở hữu tài sản nên vẫn công chứng di chúc được.

    Mình đang phân vân không biết ai đúng, ai sai nữa, nhưng mình vẫn hơi nghiêng về ý kiến thứ hai.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oanh51296 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)