Có được chia thừa kế thế vị trong trường hợp này?

Chủ đề   RSS   
  • #495070 26/06/2018

    hongnhungeahleo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có được chia thừa kế thế vị trong trường hợp này?

    Hiện tại em đang gặp 1 trường hợp chia thừa kế: 

    Con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản thì có được chia thừa kế thế vị cho cháu không ạ?

     

     
    1556 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongnhungeahleo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526718   28/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Trường hợp của bạn thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản tức là khi người để lại di sản chết thì con của người đó vẫn còn sống và nhận phần thừa kế mình được nhận thì sau đó người đó có chết đi nữa cũng làm gì còn tài sản để nhận thừa kế thế vị.

     
    Báo quản trị |  
  • #526787   29/08/2019

    hongnhungeahleo viết:

    Hiện tại em đang gặp 1 trường hợp chia thừa kế: 

    Con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản thì có được chia thừa kế thế vị cho cháu không ạ?

     

    Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

    "Điều 652. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
    Theo đó thừa kế thế vị phải là con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản đó. Trường hợp này của bạn người con chết sau thì làm gì có thừa kế thế vị. Bản chất ở đây là tại thời điểm người cha mất, người con còn sống nên vẫn được tính là một người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu sau đó người con chết thì những người thừa kế của người con sẽ thay mặt thực hiện thủ tục nhân di sản thôi bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #553386   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo quy định về Thừa kế thế vị tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

     
    Báo quản trị |  
  • #582734   12/04/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Có được chia thừa kế thế vị trong trường hợp này?

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

    Điều 652. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Theo quy định nêu trên, thừa kế thế vị xảy ra trong trường hợp  con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Khi đó, cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Như vậy, trường hợp con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản thì tại thời điểm người cha mất, người con còn sống nên vẫn được tính là một người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu sau đó người con chết thì những người thừa kế của người con sẽ thay mặt thực hiện thủ tục nhân di sản

     
    Báo quản trị |