Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

Chủ đề   RSS   
  • #581034 28/02/2022

    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Loại hình công ty cổ phần là một trong số các loại hình doanh nghiệp phổ biến. Tuy nhiên một số cổ đông vẫn chưa hiểu hết về quyền của mình khi đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này. Bài viết này sẽ giải đáp một trong số các vướng mắc pháp lý liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

    a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

    b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

    c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

    d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

    e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

    g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

    Như vậy, cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp bị hạn chế quyền này.

    Trường hợp nào cổ đông phổ thông bị hạn chế bán cổ phần?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

    Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

    Theo Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020

    Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

    Theo đó, cổ đông phổ thông sẽ bị hạn chế bán cổ phần trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty thành lập và theo quy định của điều lệ công ty.

     

     
    742 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581826   27/03/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Tuy nhiên, mình cũng muốn làm rõ quan điểm là không phải cổ đông phổ thông nào cũng chịu sự ràng buộc trong thời hạn 3 năm đầu kể từ ngày công ty thành lập. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông, do đó, cổ đông phổ thông có thể là cổ đông sáng lập bởi vì cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần phổ thông. Vì vậy, trong trường hợp cổ đông phổ thông không đồng thời là cổ đông sáng lập thì có thể tự do chuyển nhượng theo quy định bạn đã chia sẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #581867   28/03/2022

    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Cám ơn những chia sẽ của tác giả. Đối với quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì lưu ý thêm quy định thời hạn 3 năm từ lúc thành lập quy định này chỉ áp dụng với các cổ đông sáng lập chớ không áp dụng cho tất cả các cổ đông phổ thông. Ngoài ra, thì việc chuyển nhượng cổ phần còn có thể bị hạn chế nếu cổ phần đó có quy định cụ thể hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #581977   29/03/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Cảm ơn bài viết của bạn,

    Cổ đông phổ thông có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty đó có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần, ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có các quyền: quyền được ưu tiên mua cổ phần, quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội cổ đông,... nghiã vụ của cổ đông phổ thông được quy định tại điều 119 Luật doanh nghiệp 2020.

     
    Báo quản trị |  
  • #582001   29/03/2022

    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, tuy nhiên mình xin bổ sung thêm nội dung sau:

    Trường hợp nào cổ đông phổ thông bị hạn chế bán cổ phần?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật này có quy định như sau:

    Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

    Theo Khoản 1 Điều 127 Luật này

    Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #582143   30/03/2022

    Cổ đông phổ thông được tự do bán cổ phần?

    Cảm ơn bài viết của bạn nhưng theo mình được biết thì sẽ có những trường hợp cổ đông phổ thông sẽ không phải chịu sự ràng buộc trong 3 năm đầu thành lập doanh nghiệp đâu. Vì có trường hợp nếu cổ đông phổ thông không đồng thời là cổ đông sáng lập thì sẽ được tự do chuyển nhượng á.

     
    Báo quản trị |