Có bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #517005 20/04/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Có bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền?

    Có bắt buộc công chứng hợp đồng ủy quyền?

     

    >>> 19 trường hợp không được ủy quyền

    >>> Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    >>> Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự 2015)

    Hiện nay việc ủy quyền được quy định phù hợp với nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Vậy hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

    Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định việc Công chứng hợp đồng ủy quyền:

    1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

    2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

    Theo quy định nêu trên thì không có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trừ một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy định phải công chứng (hay nói cách khác Việc ủy quyền như thế nào, bằng hình thức gì thì để luật riêng (luật chuyên ngành) thực hiện điều đó) ví dụ như:

    + Văn bản ủy quyền của vợ chồng cho nhau trong việc thỏa thuận mang thai hộ: Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014. (Văn bản ủy quyền trong trường hợp này phải có công chứng, lưu ý, việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý) (Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân gia đình 2014)

    +...

    Hoặc một số trường hợp không bắt buộc phải công chứng như: 

    - Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ động. (Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014)

    - Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính (Khoản 3 Điều 60, Khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015

    LƯU Ý: Để hợp đồng ủy quyền có tính pháp lý cao thì các bên trong hợp đồng có thể tiến hành công chứng

     
    31877 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) thoangnet (24/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517148   24/04/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #520262   09/06/2019

    "Hợp đồng ủy quyền" bản chất chính là một giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thực hiện một hoặc nhiều công việc.

    Đối với những giao dịch bắt buộc phải lập Hợp đồng ủy quyền và bắt buộc phải công chứng Hợp đồng ủy quyền, nếu các bên không lập và công chứng Hợp đồng ủy quyền thì các giao dịch bên nhận ủy quyền thực hiện thay bên ủy quyền có thể không thực hiện được hoặc thực hiện được cũng bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    thoangnet (13/07/2019)
  • #531572   28/10/2019

    enychi viết:

    Ví như tôi muốn ủy quyền cho 1 người thay mặt cho tôi tham giam tố tụng tại phiên tòa thì có phải công chứng ko?

    Không có quy định nào yêu cầu phải thực hiện công chứng văn bản ủy quyền tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nếu không có công chứng thì tòa sẽ không chấp nhận. Mục đích của việc yêu cầu công chứng này là nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản ủy quyền để hoạt động tố tụng được diễn ra theo đúng quy định thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #527111   31/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích
    Trong một số trường hợp thì hợp đồng ủy quyền không phải công chứng. Ví dụ như trong nội bộ công ty, người đại diên theo pháp luật ủy quyền cho nhân viên đến cơ quan nhà nước để nộp hồ sơ giấy tờ gì đó, hay người đại diện ủy quyền cho nhân viên đến tòa án theo giấy triệu tập của Tòa àn thì công ty có thể làm giấy ủy quyền, có chữ ký của người đại diện và đóng mộc của công ty là đủ căn cứ pháp lý để làm đại diện ủy quyền. Như vậy, trong một số trường hợp thì hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng.
     
    Báo quản trị |  
  • #527138   31/08/2019

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015). Bên cạnh đó, Điều 55 Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng trừ một số trường hợp được nêu cụ thể tại văn bản chuyên ngành:

    - Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP).

    Không được ủy quyền trong trường hợp đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    - Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

    Như vậy, hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.

    Chú ý, trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn hiệu lực.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #533182   19/11/2019

    legaladviser
    legaladviser

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Bạn trả lời như vậy khiến cho người hỏi thêm phần hoang mang. Không có quy định nào bắt buộc phải công chứng hợp đồng/ Giấy ủy quyền để cho người được ủy quyền tham gia tố tụng. Rõ ràng, không có quy định bắt buộc thì Tòa lấy cơ sở pháp lý nào để yêu cầu phải công chứng HĐ/Giấy ủy quyền?

    Luật sư Đỗ - Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp

    Hotline: 0989232568

    Email: luattrungtin@gmail.com

    Website: https://luattrungtin.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legaladviser vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2019)
  • #550710   30/06/2020

    legaladviser viết:

    Bạn trả lời như vậy khiến cho người hỏi thêm phần hoang mang. Không có quy định nào bắt buộc phải công chứng hợp đồng/ Giấy ủy quyền để cho người được ủy quyền tham gia tố tụng. Rõ ràng, không có quy định bắt buộc thì Tòa lấy cơ sở pháp lý nào để yêu cầu phải công chứng HĐ/Giấy ủy quyền?

    Quy định không bắt buộc công chứng, chứng thực chứ đâu có cấm đâu bạn. Nếu không công chứng, chứng thực thì làm sao phía tòa án biết được có phải là bạn ký giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền đó hay không, hay do ai giả mạo? Do đó, thực tế để đảm bảo giá trị pháp lý thì tòa án có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực. Như vậy là phù hợp rồi bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #536724   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
     
    Hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.
     
    Chú ý, trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn hiệu lực.
     
    Báo quản trị |  
  • #538427   05/02/2020

    Hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.
     
    Chú ý, trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn hiệu lực.
     
    Báo quản trị |  
  • #542527   31/03/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Những thông tin bạn cung cấp rất hữu ích. Theo cá nhân tôi thì hợp đồng ủy quyền bản chất là một giao dịch mang tính chất dân sự vì thế cần thiết phải công chứng để hạn chế những rủi ro pháp lý về sau cũng như làm căn cứ để xử lý nếu xảy ra rủi ro pháp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #550289   28/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Trong các loại hợp đồng thì hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng có phạm vi rộng nhất, dường như ở mọi lĩnh vực đều có thể có sự xuất hiện của nó nên thực tế rất khó để các nhà làm luật có thể thống kê hay chỉ rõ loại văn bản ủy quyền như thế nào cần phải được công chứng. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì đối với các công việc ủy quyền ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người được ủy quyền thì nên công chứng hợp đồng ủy quyền, vì vừa có đủ giá trị pháp lý vừa bảo vệ được quyền lợi, lợi ích của cả đôi bên.

     
    Báo quản trị |