Chuyện hậu trường

Chủ đề   RSS   
  • #10910 12/07/2008

    thaihiep

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chuyện hậu trường

    Luật pháp thì phải nghiêm minh, khi phạm luật thì quan cũng như dân, nhưng đâu đó, đằng sau những bản án, đằng sau những phiên tòa, vẫn đọng lại một chút gì đó cho những người dự khán: Có thể là do nghèo, có thể là do nông nổi, có thể do họ không am hiểu pháp luật…, để giờ đây, tất cả cũng đã muộn màng, chúng ta vào đây chia sẻ, để cảm thông hơn với họ, để mỗi con người chúng ta, và kỳ vọng hơn là người người trong xã hội, ngoài chuyện cơm ăn áo mặc thường nhật, còn có chút quan tâm tới công đồng, mỗi người mỗi khác, có cách riêng của mình. Trong những phương cánh đó, tuyên truyền rộng rãi pháp luật đến từng ngõ hẻm, từng con phố, mỗi con người cũng là 1 cách, để người dân tiếp cận hơn với pháp luật, tránh xảy ra chuyện đáng tiếc.
     
    5536 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #10911   12/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Phiên tòa giữa sáu chị em

    Sáu chị em đưa nhau ra tòa để chia căn nhà đang đặt bàn thờ cha mẹ. Một vụ kiện giữa những người ruột thịt khiến hội đồng xét xử cũng nghẹn ngào.
    Bà H., chị cả, tuổi đã gần 80 tuổi, khó nhọc lê từng bước lên cầu thang của TAND thành phố Đà Nẵng. Không ai ngờ đến tuổi gần đất xa trời bà lại ra tòa để chia tài sản của cha mẹ mình để lại, vì sau bao lần chị em ngồi lại bàn thảo với nhau không thành.
    Không thể hòa giải
    Gia đình bà có sáu chị em, ba trai ba gái. Ngày cha mẹ còn sống, lúc cơ cực anh chị em nhường nhau từng bát cơm, tấm áo. Sáu người đều nên bề gia thất, khá giả. Sau ngày cha mẹ mất, bà H. dọn về ở với cậu em út. Chồng chết, không con cái, tuổi già bà mong tựa vào em, tiện thể việc hương khói cho cha mẹ.
    Nhưng chả ai ngờ chỉ sống được một thời gian thì chị em to tiếng. Sự việc trở nên xấu đi vì ngày càng có những cuộc cãi vã không hồi kết giữa bà H. và cô em dâu. Sống trong cảnh "cơm không lành, canh không ngọt", ông Đ., người em út, tuổi đã gần 60, thuê một căn nhà rồi đưa chị ra ở riêng. Lúc này, chị em bắt đầu lời qua tiếng lại.
    Giá căn nhà giờ đây đã lên đến tiền tỉ. Lúc đầu, mấy chị gái chỉ tỏ ý muốn chia nhà để lấy tiền mua nhà riêng cho chị cả. Sau nhiều lần chị em ngồi lại với nhau nói hết lời nhưng vẫn không tìm được cách giải quyết, để rồi khi ông Đ. đồng ý mua cho chị cả một căn nhà nhỏ thì hai chị kế không chịu nữa.
    Hai giờ chiều tòa mới bắt đầu xử nhưng các bên nguyên đơn, bị đơn đến rất sớm. Phòng xử án lạnh lẽo, không một tiếng động. Sáu chị em chia làm hai phe: bên muốn giữ lại căn nhà gồm ông Đ. và hai người anh trai; còn bên muốn bán để chia là ba người chị gái. Hai bên ngồi ở hai hàng ghế riêng biệt. Dường như tất cả đều tỏ ra căng thẳng.
    Khi anh chị em nhìn về hai hướng
    Khởi đầu phiên tòa, vị chủ tọa nhẹ nhàng nhắc: "Các ông bà coi lại. Ruột thịt chứ có ai đâu mà chúng tôi phải xử. Tòa xử thì dễ nhưng sau này e là chị em...".
    Không ai nói gì. Phiên xử bắt đầu, hai bên đưa ra những bằng chứng để khẳng định lý lẽ của mình. Người em út nói nhỏ nhẹ: "Khi mất, ba mẹ tôi có để lại di chúc hẳn hoi. Ông bà để lại căn nhà này cho tôi. Ngày mất ông bảo tôi "giữ lấy căn nhà này để sống và thờ ba mẹ”. Nói rồi ông đi đến trình cho hội đồng xét xử xem tờ di chúc để khẳng định đó là tài sản của mình.
    Trong suốt phiên tòa ông Đ. một mực tha thiết mong các chị không nên bán căn nhà vì ông muốn làm theo ý nguyện của ba mẹ.
    Tờ di chúc ông Đ. đưa ra ghi rõ lời người cha: "Sau khi ba chết, ba giao cho con giữ lại căn nhà này để thờ cúng ba mẹ. Dù thế nào con cũng không được bán căn nhà”. Ông Đ. chưa kịp ngồi xuống thì bà chị kế vụt đứng dậy: "Di chúc này là di chúc giả. Mà cho là thật đi thì ngôi nhà đó cũng là của chung nên phải chia cho chúng tôi. Trong di chúc ba mẹ tôi bảo giao căn nhà cho con để làm chỗ thờ cúng ba mẹ chứ có nói được quyền sở hữu căn nhà đâu".
    Hai bên bắt đầu cãi nhau. Người nhìn liếc háy, người lộ vẻ tức giận. Hai người chị kế kể với tòa về những ngày gian khó chị em nuôi nhau thế nào thế mà bây giờ em út lại giành nhà...
    Ông Đ. nhìn về phía hai người chị gái nói trong tiếng khóc: "Em chỉ mong mấy chị hiểu mà thông cảm. Giờ mấy chị đòi chia căn nhà này thì lấy chỗ nào mà thờ ba mẹ”. Khi phiên tòa sắp kết thúc, như cảm thấy không còn có thể xoay chuyển được, ông Đ. nói với hội đồng xét xử: "Thôi, mọi chuyện nhờ vào sự công minh của tòa" rồi ôm đầu ngồi gục xuống bàn.
    Tòa cho rằng tờ di chúc ông Đ. đưa ra không có giá trị pháp lý nên tuyên chia căn nhà cho tất cả sáu người con. Ông Đ. bước ra khỏi phòng xử òa  khóc: "Mẹ ơi hết đường rồi. Giờ thì chỗ thờ của mẹ phải bán thôi".
     
    Báo quản trị |  
  • #10912   17/07/2008

    thaihiep
    thaihiep

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phần kết ký sự pháp đình

    ".....mẹ mày...". Đang viết bảng, nghe câu chửi tục, tôi quay lại em Trung, quát: "Xuống phòng giám thị cho tôi... Mau!". Trung chối lia: "Cô, nó nói em, em nói...". Không cần nghe, tôi đích thân đưa em xuống phòng giám thị.
    Ngang qua lớp 10X, cô chủ nhiệm của em hỏi chuyện gì. Sau khi nghe tôi nói sơ, cô bực mình: "Chị dẫn nó giao thẳng ban giám hiệu đi, ra hội đồng kỷ luật rồi mà chưa sợ...".
    Giờ chơi, cô hiệu phó gọi tôi vào văn phòng hỏi: "Trung nó xin lỗi em chưa vậy?". Tôi nói chưa đến tiết, cô chợt thấp giọng: "Tội nghiệp, em ấy không có mẹ”. Tôi chưa hết ngạc nhiên, cô kể tiếp. Thì ra má của Trung bị giết một cách oan uổng... Nhà Trung nghèo lắm, má em bán hàng rong, bán thiếu cho một tay nghiện ma túy số tiền chỉ có mấy ngàn đồng. Khi má Trung đòi để có vốn bán tiếp, tên nghiện ấy đến nhà kêu bà ra để trả tiền, bà mừng rỡ chạy ra. Không ngờ, gã đó đem theo sẵn cây mã tấu chém bà. Má Trung gục xuống, ông nội Trung chạy ra can cũng bị chém mấy nhát. Má Trung chết lúc em chỉ mới sinh ra.
    Tôi nghẹn lại, phẫn nộ. Cô hiệu phó nói kẻ gây án đã bị tử hình. Nhưng khổ, Trung mất mẹ lúc còn đỏ hỏn, ba em không lấy vợ khác nhưng cũng bỏ đi biền biệt, em sống với ông bà nội, nghèo vô cùng.
    Tôi nhớ lại gương mặt sáng láng của Trung. Em học yếu nhưng chưa hề hỗn với cô giáo, chỉ cái tội hay nói nhảm, chửi tục trong lớp. Em từng thú nhận em mất căn bản, vào lớp không biết gì. Giờ tôi đã hiểu. Các lớp dưới đa số giáo viên là người địa phương hiểu hoàn cảnh nên châm chước cho em lên lớp. Các thầy cô cũng đa đoan, gánh nặng miếng cơm, chỉ giúp em có thế. Và lên cấp III, em phải bơi trong chương trình mênh mông, nặng nề...
    Tôi thường đọc ký sự pháp đình những vụ án giết người. Phần cuối bài tác giả tả thân nhân người bị giết, hoặc ngay cả thủ phạm thường khóc lóc thẫn thờ rồi tự hỏi số phận những đứa con còn nhỏ sẽ ra sao. Tôi đọc rồi thôi, xem như câu chuyện dừng ở đó. Hôm nay, tôi mới thật thấm khi chính mình chứng kiến phần kết thật của một "ký sự pháp đình" ở ngoài đời. Hiểu theo một nghĩa nào đó, tên giết mẹ em Trung đáng tử hình hai lần. Ngoài hành động giết người, hắn đã cướp đi của em quyền có cha có mẹ! Hắn biến em trở thành trẻ mồ côi, nghèo khó, khốn khổ trên đời. Giờ tôi mới biết tại sao ban giám hiệu trường tôi rất thận trọng khi phải quyết định đuổi một học sinh. Những trường hợp như em Trung sẽ ra sao khi không còn mái trường để nương tựa?
    Từ khi biết chuyện của Trung, tôi đối xử với em có phần thương yêu hơn. Và có lẽ em cũng nhận ra điều đó nên không còn nói tục, quậy phá trong lớp nữa.
    Tôi nhận ra một điều rằng những đứa trẻ thiếu tình thương chỉ được cảm hóa bằng tình thương. Với những người như em Trung, không thể dùng kỷ luật sắt mà hiệu quả.
    Tôi định nếu lần này Trung không đủ sức lên lớp, tôi sẽ khuyên em học nghề. Hoàn cảnh em quá khó khăn. Có những buổi em đến trường với bộ đồng phục nhàu nát... Học yếu không phải là cái tội. Thế nhưng để em bơi trong chương trình học khi em đã mất căn bản càng tội hơn.
    Với chính sách tạo nhiều lớp học phổ cập, học nghề miễn phí, được cấp cả sách vở của huyện Bình Chánh (TP.HCM), tôi tin Trung sẽ tìm được con đường thích hợp để vào đời.

    Theo Tuổi Trẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #10913   18/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Quả thật, tôi cũng hay quan tâm tới các "kí sự pháp đình" nhưng điều tôi hay quan tâm nhất thường là hành vi này thì xử như thế nào, đúng hay chưa đúng quy định của pháp luật.

    Hôm nay, đọc 2 bài viết trên đây, đặc biệt là bài Phần kết ký sự pháp đình, tôi ngộ ra nhiều điều. Cảm ơn tác giả, cảm ơn hai bạn TV LawSoft đã đưa 2 bài này về đây!
     
    Báo quản trị |