Chứng thực sơ yếu lý lịch có cần về nơi thường trú?

Chủ đề   RSS   
  • #534593 04/12/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Chứng thực sơ yếu lý lịch có cần về nơi thường trú?

    >>>Những nhầm lẫn thường gặp trong kê khai sơ yếu lý lịch

    >>>Có được dùng bản sao y bản chính làm cơ sở để chứng thực lần nữa?

    >>>Cơ quan nào, chứng thực giấy tờ gì, bao nhiêu tiền: Xem toàn bộ tại đây

     

    Ngày nay, sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ thể hiện các thông tin cá nhân cơ bản cần thiết trong bộ hồ sơ thực hiện các việc như: nhập học, đăng ký học bổng, ứng tuyển việc làm…. Vậy, khi chứng thực sơ yếu lý lịch có cần về nơi thường trú để thực hiện hay không?

    >>>Trước ngày 10/4/2015 (trước ngày Nghị định 23/2015/NĐ-CP có hiệu lực):

    Theo hướng dẫn tại Công văn 1520/HTQTCT-CT ngày 20/03/2014 của Cục Hộ tịch quy định:

    Trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn:

    + Chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch.

    + Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng

    Do đó, trước đây các UBND cấp xã khi xác nhận sơ yếu lý lịch nhiều trường hợp đã thực hiện xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch.

    >>>Từ ngày 10/4/2015 (từ ngày Nghị định 23/2015/NĐ-CP có hiệu lực):

    Kể từ thời điểm Nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực, sơ yếu lý lịch sẽ không được các Cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung của Sơ yếu lí lịch nữa. Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định:

    “Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

    4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

    b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

    …”

    Mặt khác, theo hướng dẫn tại Công văn số 873/HTQHCT-CT nhấn mạnh:

    “Tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng) tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định... của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.”

     Qua các quy định trên, chúng ta thấy rằng hiện nay chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân là thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch, không còn chứng thực nội dung. Trong đó:

    + Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực ( khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    + Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản (khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

    Như vậy, muốn biết cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch chúng ta cần xem xét đến thẩm quyền chứng thực chữ ký. Hiện nay, theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản gồm:

    –  Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    –  Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    UBND cấp xã đều có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (trừ chứng thực chữ ký người dịch) nên đều có thể chứng thực việc người khai lý lịch đã ký trước mặt họ và chữ ký đó là của người khai lý lịch.

    –  Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

    Việc chứng thực chữ ký này được hướng dẫn tại Điều 7 Công văn 1352/HTQTCT-CT về việc triển khai thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp như sau:

    –  Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký.

    –  Không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung:

    + Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

    + Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy uỷ quyền đối với trường hợp uỷ quyền ko có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc cá trường hợp pháp luật có quy định khác.

    –  Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

    Như vậy, giải đáp thắc mắc đưa ra ở đầu bài viết, chúng ta có thể thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch tại bất ký Phòng tư pháp, UBND xã, phường nào mà không cần bắt buộc phải về nơi thường trú.

     

     
    7717 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận