Việc các cặp nam nữ sống và sinh con, thậm chí ở với nhau đến vài chục năm mà không đăng ký kết hôn đã không còn xa lạ bởi xã hội hiện nay nữa. Một phần họ gặp cản trở từ gia đình, phần khác họ cảm thấy không cần và không hiểu hết được tầm quan trọng của các loại giấy tờ mà phấp luật quy định. Từ đó dẫn đến những việc đáng tiếc trong cuộc sống như khi vợ hoặc chồng chết thì người còn lại không được hưởng thừa kế dù chung sống như vợ chồng gần cả đời người.
Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."
"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này."
Do đó dù có chung sống bao nhiêu năm hay được bao nhiêu người thừa nhận mà không có Giấy đăng ký kết hôn thì trên pháp luật vẫn không là vợ chồng, và sau khi 1 người mất đi, người còn lại sẽ không được hiển nhiên hưởng thừa kế và bên cạnh đó sẽ không có sự bảo vệ của pháp luật nếu rơi vào các cuộc tranh giành tài sản trong gia đình.