Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #605582 22/09/2023

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp

    Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật

    1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trợ giúp pháp lý

    Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 thì Cục Trợ giúp pháp lý có chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

    - Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;

    - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

    - Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và dự án, văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý sau khi được ban hành hoặc phê duyệt;

    - Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình theo quy định của pháp luật.

    - Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý;

    - Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tập sự trợ giúp pháp lý; yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

    - Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

    - Trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý:

    + Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

    + Hướng dẫn, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý;

    + Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc; theo dõi, hướng dẫn hoạt động trợ giúp pháp lý của các hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

    + Tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

    - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý;

    - Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

    - Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    - Tham gia nghiên cứu khoa học, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Cục; tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý.

    - Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

    - Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

    - Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

    2. Cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý

    Điều 3 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 quy định Cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý như sau:

    - Lãnh đạo Cục:

    Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.

    Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.

    Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.

    - Các tổ chức trực thuộc Cục:

    Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:

    + Văn phòng Cục;

    + Phòng Chính sách và quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    + Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý;

    + Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý.

    Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

    Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý.

    Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

     
    117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận