Cho vay tiền mặt không có thế chấp, rủi ro rình rập

Chủ đề   RSS   
  • #518139 14/05/2019

    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Cho vay tiền mặt không có thế chấp, rủi ro rình rập

    Tình trạng cho vay tiền mặt mà chỉ ghi giấy viết tay và không hề có thế chấp bằng tài sản khác xảy ra khá phổ biến ở các vùng nông thôn. Đa số trên giấy nợ chỉ ghi vài nội dung như số tiền, thời hạn trả nợ, lãi suất, chữ ký của các bên và không có tài sản đảm bảo. Với nội dung giấy nợ như vậy, phía người cho vay gặp bất lợi trong việc lấy lại tài sản cho vay của mình.

    Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

    “Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Đồng thời, Bộ luật dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466:

    “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, người vay có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay cho người cho vay khi đã đến hạn và nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

    Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 như sau:

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;”

    Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng vay và có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nhưng thời gian cũng như chi phí để giải quyết 1 hợp đồng vay mượn tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 hoặc Bộ luật hình sự 2015 đều rất lâu và tốn nhiều công sức. Trường hợp Tòa xử thắng nhưng còn việc thi hành được bản án cũng là cả 1 vấn đề khi cho vay không có tài sản đảm bảo. Vậy nên, mọi cá nhân đều cẩn thận và cân nhắc khi cho vay để tránh rủi ro sau này.

     

     
    10932 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Tinh1445 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (28/07/2019) vudai307 (09/06/2019) thoangnet (15/05/2019) Haitran1995 (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #518165   14/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Đối với hợp đồng vay tài sản, mặc dù pháp luật không yêu cầu bên vay và bên cho vay phải lập hợp đồng bằng văn bản, hay bên vay phải có tài sản bảo đảm để đảm bảo cho nghĩa vụ trả tài sản vay tuy nhiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình, đồng thời hạn chế những rủi ro xảy ra khi có tranh chấp, bên cho vay nên lập hợp đồng bằng văn bản, có người làm chứng hoặc có công chứng, chứng thực. Việc có tà sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay trên thực tế là tốt tuy nhiên, một số người vì nể nang, tình nghĩa nên thường cho vay mà không có hợp đồng vay, giấy cam kết vay hoặc tài sản để thế chấp. 

    Cho nên để đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất, hai bên cần làm hợp đồng vay, có người làm chứng hoặc có công chứng, chứng thực. Đây sẽ là biện pháp tốt nhất để tránh rủi ro cũng như là chứng cứ vững chắc để khởi kiện ra tòa án khi có tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #518211   15/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #518225   15/05/2019

    Theo mình việc cho vay đặc biệt là cho vay dân sự tức là giữa cá nhân với nhau thì việc cho vay chủ yếu là dựa trên tình cảm hoặc uy tín. Cho vay mà không có thế chấp gì cả tốt nhất thì lập hợp đồng và đem ra cơ quan công chứng công chứng thì ít nhất là có chế tài áp dụng nếu bên đi vay không trả tiền cho bên vay.

     
    Báo quản trị |  
  • #518580   20/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    baotoan2703 viết:

    Theo mình việc cho vay đặc biệt là cho vay dân sự tức là giữa cá nhân với nhau thì việc cho vay chủ yếu là dựa trên tình cảm hoặc uy tín. Cho vay mà không có thế chấp gì cả tốt nhất thì lập hợp đồng và đem ra cơ quan công chứng công chứng thì ít nhất là có chế tài áp dụng nếu bên đi vay không trả tiền cho bên vay.

    Đúng vậy bạn. Vấn đề hiện nay mà mình thấy là cho vay tiền thì dễ nhưng lấy lại tiền thì khó. Cho vay mà không có tài sản đảm bảo thì dù ra tòa và thắng kiện nhưng quá trình thi hành án cũng khó khăn. Vậy nên hi vọng trong tương lai, những trường hợp cho vay tiền thì rất cần lập thành hợp đồng, có tài sản đảm bảo và có công chứng. Để có thể bảo vệ tối đa quyền của người cho vay. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518229   15/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Đúng vậy bạn. Vấn đề hiện nay mà mình thấy là cho vay tiền thì dễ nhưng lấy lại tiền thì khó. Cho vay mà không có tài sản đảm bảo thì dù ra tòa và thắng kiện nhưng quá trình thi hành án cũng khó khăn. Vậy nên hi vọng trong tương lai, những trường hợp cho vay tiền thì rất cần lập thành hợp đồng, có tài sản đảm bảo và có công chứng. Để có thể bảo vệ tối đa quyền của người cho vay. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518328   17/05/2019

    hongngas
    hongngas

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Bài viết vô cùng hữu ích, cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
     
    Báo quản trị |  
  • #518397   18/05/2019

    Lúc cho vay tiền thì hai bên đều vui vẻ cùng thỏa thuận và con nợ thường rất biết ơn người cho vay. Đến khi rủi ro phát sinh con nợ thường kiếm cớ để không trả thì việc cho vay tiền mặt không thế chấp có thể sẽ gây rủi ro tới người cho vay. Nên theo mình cứ mất lòng trước được lòng sau, khi vay tiền cứ làm hợp đồng công chứng rõ ràng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #519761   31/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    thuongkp2708 viết:

    Lúc cho vay tiền thì hai bên đều vui vẻ cùng thỏa thuận và con nợ thường rất biết ơn người cho vay. Đến khi rủi ro phát sinh con nợ thường kiếm cớ để không trả thì việc cho vay tiền mặt không thế chấp có thể sẽ gây rủi ro tới người cho vay. Nên theo mình cứ mất lòng trước được lòng sau, khi vay tiền cứ làm hợp đồng công chứng rõ ràng.

     

    Cái vấn đề không chỉ dừng lại ở hợp đồng vay có công chứng mà là khi hợp đồng có công chứng mà là khi đã có tranh chấp xảy ra, phải ra Tòa để đòi tiền thì khi Tòa xử người cho vay thắng. Câu chuyện tiếp theo của bên Thi hành án. Làm sao để thi hành án nhanh, lấy lại tiền nhanh nhất khi hợp đồng vay có công chứng nhưng không có tài sản đảm bảo. Cho vay không có tài sản đảm bảo luôn là bất lợi của người cho vay, người vay nếu có tài sản để kê biên trả nợ thì dễ cho Thi hành án cũng như "may mắn" của người cho vay còn ngược lại thì thật sự bế tắc. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518400   18/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Cũng nhờ những giao dịch dân sự cho vay này mà các công ty đòi nợ, nhóm đòi nợ mọc lên như nấm sau mưa. Khi các tổ chức này thu nhận nhiều thành viên lại phát sinh ra áp lực phải tạo doanh thu để nuôi “nhân viên” cấp dưới. Hình thành nên nạn cho vay tín dụng đen. Từ đó nhà nước buộc lòng ra tay trấn áp. Một vòng lẩn quẩn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518404   18/05/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Về việc thế chấp tài sản thì theo định nghĩa ở Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 là  "việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)". Như vậy nếu như khoản vay được thế chấp bằng tài sản của người đi vay, có ghi nhận rõ bằng hợp đồng thì rõ ràng sẽ rất dễ giải quyết nếu như có tranh chấp trên thực tế, đảm bảo quyền của bên cho vay. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518460   19/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Cái vấn đề không chỉ dừng lại ở hợp đồng vay có công chứng mà là khi hợp đồng có công chứng mà là khi đã có tranh chấp xảy ra, phải ra Tòa để đòi tiền thì khi Tòa xử người cho vay thắng. Câu chuyện tiếp theo của bên Thi hành án. Làm sao để thi hành án nhanh, lấy lại tiền nhanh nhất khi hợp đồng vay có công chứng nhưng không có tài sản đảm bảo. Cho vay không có tài sản đảm bảo luôn là bất lợi của người cho vay, người vay nếu có tài sản để kê biên trả nợ thì dễ cho Thi hành án cũng như "may mắn" của người cho vay còn ngược lại thì thật sự bế tắc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518461   19/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Đúng vậy. Hiện nay có tình trạng bán món nợ đó cho công ty đòi nợ hoặc thuê công ty đòi nợ đi đòi nợ thay mình. Cái vòng luẩn quẩn có thể như sau: A cho B vay, B không trả, A thuê công ty C đòi nợ từ B. B không có tiền trả và đi vay tín chấp từ D. B không có tiền trả D. C thuê công ty C đòi nợ. 

    Cứ vay chỗ này trả chỗ kia rồi khoản vay sẽ lớn dần lên do lãi suất quá cao. Vậy nên có thêm cơ quan nhà nước vào cuộc . Vấn đề cần xử lý không chỉ lãi suất, nạn tín dụng đen mà thậm chí xử lý hành vi đòi nợ thuế vi phạm pháp luật. Khi cơ quan nhà nước vào cuộc thì lúc đó có khá khá các vấn đề cần giải quyết và cần nhiều thời gian giải quyết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518475   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Thiết nghĩ, ở ngân hàng hoặc các nơi khác cho vay có thế chấp, bảo lãnh... nói chung là có biện pháp bảo đảm hẳn hoi mà còn chẳng ăn ai, nợ mà họ không có khả năng trả thì vẫn khó đòi, kiện nhau ra tòa ầm ầm... Đằng này cho vay tiền chỉ dựa vào uy tín, quen biết thì nếu họ không có tâm, không chịu trả thì để lấy lại tiền cũng vô cùng gian nan

     
    Báo quản trị |  
  • #518978   26/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Về bản chất thì cho vay hay có nghĩa là tín dụng. Có nghĩa là tin thì mới cho vay. Đó cũng là nguyên tắc căn bản trong hệ thống tín dụng.

    Vấn đề cho vay có thể mất trắng do không có tài sản đảm bảo có thể được giải quyết thông qua hệ thống các TCTD. 

    Thực tế cho thấy, ngân hàng nước ngoài có hơn 100 sản phẩm tín dụng thì nước mình chỉ có chưa đầy 15 sản phẩm tín dụng. TCTD tại Việt Nam chỉ tập trung vào vài trận địa tín dụng mà bỏ trắng hơn 85 trận địa còn lại. Nếu các trận địa này được khai thác thì vấn đề trên sẽ được cải thiện rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #519767   31/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    haihongnguyen viết:

    Về bản chất thì cho vay hay có nghĩa là tín dụng. Có nghĩa là tin thì mới cho vay. Đó cũng là nguyên tắc căn bản trong hệ thống tín dụng.

    Vấn đề cho vay có thể mất trắng do không có tài sản đảm bảo có thể được giải quyết thông qua hệ thống các TCTD. 

    Thực tế cho thấy, ngân hàng nước ngoài có hơn 100 sản phẩm tín dụng thì nước mình chỉ có chưa đầy 15 sản phẩm tín dụng. TCTD tại Việt Nam chỉ tập trung vào vài trận địa tín dụng mà bỏ trắng hơn 85 trận địa còn lại. Nếu các trận địa này được khai thác thì vấn đề trên sẽ được cải thiện rất nhiều.

    Cứ nhìn vào tình hình thực tế, đúng kiểu có tín là có sự tin tưởng mới cho vay, nhưng sau đó và cái kết. Muốn chiếm dụng là của riêng, không muốn trả lại luôn mới là điều đang nói tới ở đây. Tiền không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác và sau đó mất luôn. Thế nên biện pháp đầu tiên để bảo về chính người cho vay đó là nên và rất cân có tài sản đảm bảo. Nếu không được nữa mới nhờ tới Tòa án để đòi lại quyền lợi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518980   26/05/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Hoạt động tín dụng đen với các vỏ bọc bên ngoài dưới dạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho thuê xe tự lái, công ty vệ sĩ, tư vấn tài chính,... thực chất là cho vay nặng lãi. Thế nhưng trên thực tế, lãi suất tín dụng đen thường ở mức cắt cổ, chênh rất nhiều lần so với mức lãi suất mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Vì cần tiền gấp, đành "nhắm mắt" vay tín dụng đen với lãi suất lên đến 30%/tháng… dẫn đến hệ lụy nhiều người sau khi vay tiền đã không có khả năng trả lãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519770   31/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    DT_DA viết:

    Hoạt động tín dụng đen với các vỏ bọc bên ngoài dưới dạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ, cho thuê xe tự lái, công ty vệ sĩ, tư vấn tài chính,... thực chất là cho vay nặng lãi. Thế nhưng trên thực tế, lãi suất tín dụng đen thường ở mức cắt cổ, chênh rất nhiều lần so với mức lãi suất mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Vì cần tiền gấp, đành "nhắm mắt" vay tín dụng đen với lãi suất lên đến 30%/tháng… dẫn đến hệ lụy nhiều người sau khi vay tiền đã không có khả năng trả lãi.

    Mức lãi suất mà pháp luật dân sự cho phép là không quá 20%/năm, và nếu trên 100%/ năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng nhìn nhận lại, trong khung lãi suất dưới 100%/năm để không vi phạm luật hình sự đã là một mức lãi suất quá cao rồi. Khi cho vay thì các tổ chức tín dụng ngày càng ngôn ngoan để không thể hiện lãi suất trong hợp đồng vay và rồi. Khi khó khăn đi vay nợ đồng nghĩa với việc đo gông vào cổ và vất vả để trả nợ bao gồm cả gốc và lãi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518994   26/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Thực tế cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân được đáp ứng bởi hệ thống tài chính hoàn chỉnh. 

    Tuy nhiên, tín dụng đen vẫn xảy ra vì xuất phát từ 03 nhu cầu chính như sau:

    - Nhu cầu ăn chơi.

    - Nhu cầu rửa tiền.

    - Hoạt động phi pháp.

    Do đó, việc ngăn chặn tín dụng đen rất khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haihongnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/05/2019)
  • #519184   28/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Thực tế thì sự việc này cũng xảy ra trên thực tế rất nhiều, đặt biệt là các đối tượng cho vay "nóng". Có bên cầu thì phải có bên cung thôi, giao dịch này tùy thuộc vào nhu cầu của 2 bên, miễn là không trái với quy định của pháp luật thôi. Tủi ro thì nghề nào cũng có, cơ bản là có hể hạn chế được rủi ro hay không.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lunakhung123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/05/2019)
  • #519285   29/05/2019

    Vẫn biết là cần cso tài sản đảm bảo để an toàn nhưng vì nhiều lý do để rồi cứ cho vay không không. Tới lúc người ta không trả thì tìm đủ mọi cách đòi thậm chí thuê giang hồ. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Minhthuphl vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/05/2019)