Cho vay đảo nợ - Góc nhìn từ phía các Lãnh đạo Ngân hàng Việt Nam ?

Chủ đề   RSS   
  • #337895 08/08/2014

    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Cho vay đảo nợ - Góc nhìn từ phía các Lãnh đạo Ngân hàng Việt Nam ?

     

    Để giúp các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, ngày 23 tháng 01 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 131/QĐ-TTg để hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất - kinh doanh (“Quyết định 131”). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyết định này thì Ngân hàng và Doanh nghiệp bắt tay với nhau để cho vay đảo nợ hưởng hỗ trợ lãi suất. Vậy hành vi cho vay đảo nợ trên dưới góc độ pháp lý hiện nay được quy định ra sao?

    Đảo nợ là việc khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) vay một khoản vay mới để trả món nợ cũ cho chính Tổ chức tín dụng (“TCTD”) đó hoặc để trả nợ cho TCTD khác. Về bản chất, đây chính là biện pháp cơ cấu lại khoản vay theo thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng nhằm tăng khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, rủi ro ở chỗ các khoản vay được cơ cấu lại có thể tăng lên và ảnh hưởng đến cả hệ thống tín dụng. Vì thế, về lý thuyết, theo quy định hiện hành việc đảo nợ sẽ tuân theo quy định Chính phủ và hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thực tế, cho đến nay chưa có quy định hướng dẫn về việc đảo nợ.

    Trong năm 2009, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Về nguyên tắc, nghiêm cấm mọi hành vi cho vay đảo nợ, gian lận để được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, rất dễ xảy ra hiện tượng cán bộ tín dụng và khách hàng doanh nghiệp cấu kết với nhau để cho vay đảo nợ nhằm hưởng lợi nhuận từ chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.

    Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3 Thông tư 02/2009/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh - kinh doanh (“Thông tư 02”): “Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích theo đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì không được hỗ trợ lãi suất và phải hoàn trả cho ngân hàng thương mại số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Thông tư 02 cũng quy định: nếu vi phạm là do nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng, thì Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc của Ngân hàng đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, Ngân hàng đó bị xem xét trong việc xếp loại hàng năm, bổ sung tăng vốn điều lệ, cấp giấy phép mở và thành lập chi nhánh, các đơn vị trực thuộc.

    Ngoài ra, hành vi đảo nợ của Ngân hàng có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính về cho vay với hành vi “đảo nợ không theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 14 Mục 4 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng. Theo đó, hành vi đảo nợ của Ngân hàng có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 VNĐ đến 9.000.000 VNĐ.

    Tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi cho vay đảo nợ, cán bộ tín dụng của Ngân hàng và lãnh đạo của doanh nghiệp cùng những người có liên quan có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (Ví dụ: đồng phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999; hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 140 Bộ luật Hình sự…).

    Tuy nhiên, đứng dưới góc độ thực tiễn hiện nay, Ngân hàng sẽ khó kiểm soát được hết việc đảo nợ. Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp đang trong tình trạng có nợ cũ với lãi suất cao) sẽ tìm mọi cách để vay khoản vay mới với mức lãi suất thấp. Phần lớn Doanh nghiệp này vẫn có thị trường và khả năng trả nợ, vì vậy họ cũng là đối tượng cạnh tranh của thị trường tiền tệ. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo Quyết định 131 và Thông tư 02, có hồ sơ dự án khả thi, Ngân hàng phải có trách nhiệm cho vay vốn với lãi suất thấp. Nếu không chấp nhận, Doanh nghiệp sẽ vay của Ngân hàng khác với lãi suất thấp và trả nợ cũ cho Ngân hàng. Ngoài ra, chi phí đảo nợ của Doanh nghiệp và Ngân hàng trong nền kinh tế cũng tương đối cao. Để phù hợp với tình hình thực tế này, thiết nghĩ Chính phủ nên khảo sát lại thực tiễn việc cho vay hỗ trợ lãi suất và điều chỉnh lại Quyết định 131 theo hướng: bên cạnh việc cho vay các nhu cầu vốn lưu động phát sinh sau ngày 01 tháng 02 năm 2009 (theo Quyết định 131), cho phép các khoản nợ vốn của doanh nghiệp trước cũng được hỗ trợ lãi suất. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng cho vay đảo nợ, hạn chế chi phí vay vốn và tiêu cực, tiết giảm thời gian đưa vốn vào hoạt động sản xuất - kinh doanh./.

     

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp tại Hãng Luật sư NewVision)

     

     

     

     

     

     
    11840 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsutraloi1 vì bài viết hữu ích
    it_le (03/03/2015) hthuephuong (11/08/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #337888   08/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Khởi tố không đúng quy định của Bộ Công an

    Đó là Quyết định số 24 ngày 15/3/2007 do Thượng tá Nguyễn Thanh Biên, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) ký, khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” xảy ra tại km 954+800m quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Duy Xuyên vào ngày 04/11/2006 được phản ánh tại chuyên mục “Tình huống pháp lý” đăng Báo Thanh tra số 7/2008, 15/1/2008.

     

    Theo chúng tôi, quyết định này có dấu hiệu trái pháp luật và không bình thường.

    1. Công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) của lực lượng cảnh sát nhân dân (CSND) phải tuân thủ Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA (C11) ngày 20/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết TNGT của lực lượng CSND. Theo Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA (C11), thẩm quyền của CSĐT cấp huyện là: Đối với vụ TNGT có một người chết tại hiện trường “do Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết”; đối với vụ TNGT có hai người chết trở lên tại hiện trường “do Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp tỉnh hoặc những nơi mà Tòa án cấp huyện được thực hiện thẩm quyền xét xử theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cấp huyện tiến hành điều tra giải quyết”. Như vậy, đối chiếu với quy định của Bộ trưởng Bộ Công an tại Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA (C11), có thể thấy Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp TNGT xảy ra nhưng không gây chết người và do lỗi của cả hai bên (theo Biên bản khám nghiệm hiện trường do Cảnh sát giao thông huyện lập ngày 04/11/2006) là không đúng thẩm quyền.

    2. Vụ TNGT xảy ra 04/11/2006 đã được hai bên cam kết tự nguyện hòa giải thành vào ngày 15/11/2006; bên có “lỗi chính” đã bồi thường thiệt hại cho bên có “lỗi phụ”. Theo Điều 12 Bộ Luật Dân sự “Trong quan hệ dân sự việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”. Điều 4 Bộ Luật còn quy định: “Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Nhưng, thật đáng tiếc, việc hòa giải mà Nhà nước ta khuyến khích và yêu cầu mọi chủ thể phải tôn trọng lại… không hề được các cơ quan CSĐT, Viện Kiểm sát và TAND huyện Duy Xuyên… tôn trọng (!?). Riêng đối với Cơ quan CSĐT huyện Duy Xuyên, mãi tới 15/3/2007, tức sau 120 ngày kể từ thời điểm hai bên hòa giải thành công, quyết định khởi tố vụ án hình sự số 24 mới “ra đời”: Rõ ràng không bình thường và rất chậm trễ, vì theo khoản 1 Điều 3, Bộ Luật Hình sự: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”.

    3. Ngoài ra, Bản kết luận điều tra số 24/KLĐT của Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên đối với “vụ án” này không thể hiện “quan hệ phối hợp” công tác điều tra giải quyết TNGT của lực lượng CSND theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, lại có dấu hiệu thiếu khách quan trong việc xác định sự thật của vụ án-một nguyên tắc tố tụng hình sự hết sức quan trọng được quy định tại Điều 10 Bộ luật này (yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét cả những tình tiết giảm nhẹ đối với bị can). Theo Bản kết luận điều tra số 24/KLĐT của Cơ quan CSĐT huyện Duy Xuyên: “nguyên nhân chính là do lỗi hoàn toàn”(?) của bên gây tai nạn. Trong khi đó, theo Biên bản của cảnh sát giao thông huyện lập thì nguyên nhân vụ tai nạn do lỗi của cả hai bên: Ông Nguyễn Hữu Tam lái xe mang biển số 34L-1386 “không quan sát tầm nhìn phía trước, tông vào đuôi sau bên trái xea ô tô 57K-4325 (lỗi chính)”; còn ông Lâm Công Thành (điều khiển xe 57K-4325) thì “đậu chiếm một phần đường xe chạy không có báo hiệu cho xe khác biết (lỗi phụ-tình tiết giảm nhẹ đối với bị can)”.

    4. Vụ án hình sự “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” vừa được TAND huyện đưa ra xét xử còn cho thấy Viện KSND và TAND huyện Duy Xuyên không phát hiện được hoặc đã cố tình bỏ qua những dấu hiệu vi phạm pháp luật và không bình thường trong tiến trình điều tra vụ TNGT được nêu trong bài này.

     

    Mong rằng những sai sót đó sẽ không lặp lại ở phiên Tòa phúc thẩm.

     

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp)

    Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 08/08/2014 11:17:14 CH Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết
     
    Báo quản trị |