Với những dòng quảng cáo mang tính mời gọi giảm giá sâu lên tới 70 - 90%, "bão sale", "giảm giá sốc",.. đã thu hút nhiều khách hàng với lời mời chào hấp dẫn này.
Tuy nhiên không ít các chủ cửa hàng lợi dụng việc này mà đẩy giá sản phẩm lên cao so với bình thường sau đó giảm mạnh để đánh vào tâm lý người tiêu dùng
Vậy, việc sử dụng chiêu nâng giá sản phẩm trước khi giảm bị xử lý thế nào?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc xử lý người bán hàng sử dụng chiêu nâng giá sản phẩm trước khi giảm để bán cho cho khách hàng. Nhưng trong trường này chúng ta có thể hiểu đây là một hành vi vi phạm của người bán hàng nhằm che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng về giá sản phẩm sau đó sử dụng chiêu giảm giá để đánh vào tâm lý của họ trong dịp Black Friday khi hàng loạt các cửa hàng giảm giá sâu lên tới 70 - 90%, thì ngại gì không mua.
Nhưng thực tế, các cửa hàng tại Việt Nam không được bán hàng với giá khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ ngay trước thời gian khuyến mại (Căn cứ Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP). Nếu vi phạm người bán hàng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng theo quy định Điểm h Khoản 3 Điều 48 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Do đó, đối với hành vi tự ý nâng giá sản phẩm trước khi giảm có thể sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 66 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 66. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:
….
đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định”.
Ngoài ra, nếu người bán hàng tự ý nâng giá bán, có áp dụng khuyến mãi những giá bán vẫn cao hơn giá thông thường có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP) như sau:
“Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này”
Xem thêm:
>>> Bán hàng cân thiếu, có thể xử lý hình sự?
>>> Bán hàng giá cao hơn giá niêm yết bị xử lý như thế nào?
Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 30/11/2019 03:55:32 CH