Chí công vô tư là gì? Không bảo đảm công bằng trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm?

Chủ đề   RSS   
  • #615925 31/08/2024

    Yphan039

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:31/08/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chí công vô tư là gì? Không bảo đảm công bằng trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm?

    Chí công vô tư là gì? Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm? Mức phạt hành chính cao nhất cho tổ chức làm việc không "chí công vô tư" trong hoạt động đấu thầu là bao nhiêu?

    Chí công vô tư là gì?

    Chí công vô tư là sự khách quan, công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

    Theo đó, chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức của con người, đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.

    Chí công vô tư là gì? Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm?

    Chí công vô tư là gì? Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm? (Hình từ Internet)

    Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm?

    Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là hành vi bị nghiêm cấm hay không thì căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 có quy định, các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu bao gồm hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch.

    Theo đó, không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau:

    (1) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư không đúng quy định của Luật Đấu thầu 2023;

    (2) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;

    (3) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;

    (4) Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

    (5) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED); lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng;

    (6) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

    (7) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do nhà thầu đó giám sát;

    (8) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật Đấu thầu 2023;

    (9) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 Luật Đấu thầu 2023;

    (10) Nêu điều kiện trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 2 Điều 48 Luật Đấu thầu 2023;

    (11) Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu; chia dự án, dự toán mua sắm nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

    Mức phạt hành chính cao nhất cho tổ chức vi phạm quy định về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là bao nhiêu?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu

    Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:

    1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.

    2. Thông thầu.

    3. Gian lận trong đấu thầu.

    4. Cản trở hoạt động đấu thầu.

    5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

    6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.

    7. Chuyển nhượng thầu trái phép.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Mức phạt tiền

    ...

    2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Theo đó, tổ chức vi phạm quy định về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính với mức tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

    Như vậy, mức phạt hành chính cao nhất cho tổ chức vi phạm quy định về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu là 300.000.000 đồng.

    Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, dù trong bối cảnh nào, khi giải quyết một vấn đề nào đó, mỗi một cá nhân, tổ chức đều phải có phẩm chất "chí công vô tư", làm việc theo lẽ phải, nhằm đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tránh rơi vào vòng lao lý.

     
    101 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận