Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Chủ đề   RSS   
  • #591080 17/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74821
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

    Những năm gần đây, tỉ lệ những cặp vợ chồng vô sinh ngày càng phổ biến hơn, thế nên với mục đích nhân đạo việc mang thai hộ mang đến cho họ một ý nghĩa khác hơn trong cuộc sống. Chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội cũng bảo vệ quyền và lợi ích của người mang thai hộ. Hãy cùng nhau tìm hiểu để nắm rõ và thực hiện đúng pháp luật.

    Mang thai hộ là gì?

    Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

    Cụ thể khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thại hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai, để người này mang thai và sinh con.

    Khoản 23, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Là việc một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác.

    Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ về mục đích nhân đạo chứ không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích kinh doanh hay thương mại hóa.

    che-do-thai-san-cho-nguoi-mang-thai-ho

    Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản theo luật định?

    Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản. Trong đó, theo quy định tại điểm c Khoản 1, Khoản 2 nêu rõ Lao động nữ mang thai hộ có quyền hưởng chế độ thai sản và phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    Chế độ thai sản dành cho người mang thai hộ là gì?

    Trong thời gian mang thai, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

    - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

    - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

    - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

    Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

    - Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

    - Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

    - Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

    Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

    Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

    Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp trong thời gian mang thai hay sẩy thai, nạo hút thai… là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

    Người chồng của lao động nữ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

    Trên đây là những chế độ thai sản dành cho người mang thai hộ. Mong bài viết sẽ cung cấp được những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề mà các bạn quan tâm.

     
    566 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591125   19/09/2022

    Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Ở Việt Nam hiện nay, khi nhiều cặp vợ chồng đang phải đối diện với tình trạng không thể có con và thiên chức làm cha, làm mẹ của họ cũng không còn thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trở thành cách thức được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập dẫn đến cách hiểu chưa đúng bản chất vốn có là vì mục đích nhân đạo của việc mang thai hộ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #591739   28/09/2022

    Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

    Mang thai hộ là một trong những quy định mới được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Có thể nói, trong bối cảnh tình trạng vô sinh hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều và có xu hướng tăng cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam thì chế định mang thai hộ là một bước đột phá trong công tác lập pháp, mở ra cơ hội được làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không thể sinh con. Tuy nhiên, do là quy định mới, chưa có kinh nghiệm thực thi để tổng kết, rút kinh nghiệm, nên chế định mang thai hộ, ở một số quy định còn chưa thật toàn diện, hợp lý và khả thi. Đặc biệt là các chế độ chính sách cho người mang thại hộ và người được mang thai hộ như bạn có đề cập trong bài viết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #597155   17/01/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 3661
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, pháp luật hiện nay đã có  những quy định về quyền và nghĩa vụ của việc mạng thai hộ, nhưng vẫn còn một số vướng mắc về chính sách của người mang thai hộ.

     
    Báo quản trị |